Thứ bảy, 20/04/2024 10:03 (GMT+7)

Hà Nội: Đề xuất 4 huyện ngoại thành lên quận

MTĐT -  Thứ tư, 16/01/2019 11:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nếu 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm sớm thành quận theo định hướng quản lý mô hình chính quyền đô thị thì sẽ giảm được 164 cán bộ chuyên trách, hơn 2.000 đại biểu HĐND cấp phường xã.

Tại hội nghị toàn quốc ngành nội vụ sáng 15/1, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết, thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, Hà Nội đã cơ bản sắp xếp xong tổ chức bộ máy, được Trung ương và dư luận đánh giá cao.

Cụ thể, đơn vị sự nghiệp thuộc sở giảm từ 401 xuống 280; đơn vị sự nghiệp cấp huyện giảm từ 206 xuống 96. Toàn thành phố đã tinh giản được hơn 1.800 biên chế, gồm 630 công chức, hơn 900 viên chức do sắp xếp tổ chức bộ máy và hơn 300 biên chế theo phương án chuyển đơn vị sự nghiệp sang công ty cổ phần.

Để sớm phát triển các huyện đang đô thị hóa thành quận có quy hoạch hiện đại, bộ máy hoạt động hiệu quả, Hà Nội kiến nghị Trung ương được áp dụng ngay bộ máy như mô hình quận (không làm tăng đơn vị hành chính). Thành phố có thể áp dụng mô hình quản lý đô thị, trên các lĩnh vực xây dựng, quy hoạch... thay vì để các huyện tự phát thực hiện cho đến khi đủ tiêu chí theo quy định.

Theo ông Sáng, nếu 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm sớm thành quận theo định hướng quản lý mô hình chính quyền đô thị thì sẽ giảm được 164 cán bộ chuyên trách, hơn 2.000 đại biểu HĐND cấp phường xã.

Cùng với đó, Hà Nội cũng kiến nghị trung ương có cơ chế, chính sách để chuyển sang tự chủ đối với khối giáo dục, để không ảnh hưởng đến an sinh xã hội mà vẫn đảm bảo mục tiêu tinh giản biên chế.

Khu đô thị thông minh Đông Anh. Ảnh: Internet. 

Đặc biệt, để có thể sớm phát triển các huyện đang đô thị hóa thành quân với quy hoạch hiện đại, bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả, Hà Nội kiến nghị Trung ương bổ sung cơ chế được áp dụng ngay bộ máy như mô hình quận (không làm tăng đơn vị hành chính) để sớm áp dụng quản lý theo đô thị như xây dựng, quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị… thay vì để các huyện tự phát thực hiện cho đến khi đủ tiêu chí theo quy định.

Để đảm bảo tiến độ của đề án, TP. Hà Nội cần nghiên cứu, xem xét đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho huyện Hoài Đức thực hiện các thủ tục liên quan đến phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư công và phê duyệt chủ trương đầu tư cũng như quyết định đầu tư các dự án đầu tư công, nhất là các dự án về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Còn Đông Anh là huyện đóng vai trò rất quan trọng ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô. Cũng cuối năm 2018 vừa qua, tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Đông Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Thành phố xác định mục tiêu phát triển Đông Anh trở thành quận vào năm 2020, là trung tâm của đô thị thông minh.

Gia Lâm - vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi giao thoa của dòng văn hoá Thăng Long và Kinh Bắc. Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường 181...; đường thuỷ sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải phòng.

Trên địa bàn huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước như làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Đây chính là những động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hoá hiện nay và trong tương lai.

Những năm qua, Thanh Trì có tốc độ đô thị hóa nhanh. Ảnh: Internet. 

Thanh Trì có diện tích tự nhiên gần 6.300 ha (trong đó trên 50% là đất nông nghiệp); dân số trên 23 vạn người; huyện có 15 xã và 1 thị trấn.

Những năm gần đây, Thanh Trì có tốc độ đô thị hóa nhanh, theo quy hoạch của thành phố nằm trong khi vực nội đô mở rộng.

Trước đó, tại buổi làm việc với huyện Thanh Trì diễn ra từ năm 2016, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, Thanh Trì là huyện nông thôn mới, ven đô và đang chuyển dịch theo hướng đô thị hóa, các quy hoạch trước đó là huyện nông thôn. Do đó, ông đề nghị huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát để biết từ nay đến năm 2020, 2025 có đạt các chỉ tiêu lên quận hay không.

Năm 2013, sau khi huyện Từ Liêm được tách làm hai quận, tổng số quận của thành phố lên 12 (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm).

Hiện, Thành phố có 17 huyện và một thị xã, với tổng số đơn vị hành chính cấp xã là 584 (386 xã, 177 phường, 21 thị trấn), gần 8.000 thôn, tổ dân phố.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Đề xuất 4 huyện ngoại thành lên quận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ