Thứ sáu, 29/03/2024 06:06 (GMT+7)

Xe tuyến cố định 'nghẹt thở' giữa rừng pháp lý và nạn 'xe dù'

Vũ Khoa -  Thứ năm, 27/06/2019 16:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một số doanh nghiệp vận tải cho biết sẽ chuyển hướng đầu tư, không tham gia vào dịch vụ vận tải do bị chèn ép quá nhiều về cả cơ chế lẫn sự cạnh tranh không lành mạnh.

Đánh tráo khái niệm “quản lý lỏng lẻo” thành “cơ chế thông thoáng”

Cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên không cân sức giữa nhà xe tuyến cố định với nạn “xe dù – bến cóc” hay xe hợp đồng trá hình đang khiến nhiều nhà xe chết dần chết mòn, tình trạng xe bỏ bến, không dám tái đầu tư các loại hình kinh doanh vận tải cũng từ đó mà diễn ra nhiều hơn.

Giải thích về vấn đề này, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho rằng, lợi dụng cơ chế chính sách còn thông thoáng, thông qua quản lý xe có tuyến cố định, xe hợp đồng trá hình xe dù vi phạm còn tái diễn rất nhiều.

Thế nhưng “cơ chế thông thoáng” thực chất chỉ là cách nói giảm, nói tránh mà các nhà quản lý cố che đậy sự thật về cách quản lý lỏng lẻo. Theo đó, ông Long thừa nhận chế tài xử lý, các quy định pháp luật còn chưa theo kịp thực tế. Trong tài liệu mà sở GTVT Hà Nội cung cấp cũng ghi nhận có hàng loạt xe hợp đồng hoạt động trá hình đang hoạt động, theo cách mà sở này trình bày thì nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp cố tình “lách luật”.

Ảnh minh họa.

Mặc dù nêu ra một số đơn vị vận tải hợp đồng thường xuyên tổ chức nhận đặt chỗm gom khách, hoạt động vận chuyển hành khách hai chiều như tuyến cố định. Có thể kể đến như X.E Việt Nam; Nam Cường, Mê Công, Hưng Thành... Thế nhưng sở GTVT Hà Nội không đưa ra phương án xử lý dứt điểm nào có thể khả thi.

Trong khi đó, nạn “xe dù” không hề mới cũng được nhắc đến trong thống kê của Sở GTVT Hà Nội. Nhưng nếu so sánh với sự dày đặc đang diễn ra hằng ngày lại chỉ được nhắc đến vài dòng sơ sài, cho thấy ngành giao thông Hà Nội dường như không cho rằng chính các loại xe này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vắng khách tại các bến xe.

Ông Đỗ Văn Huy - Giám đốc Công ty Xe khách Hà Nội bày tỏ, do xe khách trá hình hoạt động, thị phần của xe khách cố định đang bị thu hẹp dần, thậm chí nhiều xe phải đóng tuyến. Đáng lo ngại là thời gian gần đây, hiện tượng xe “dù” bến “cóc”, xe khách trá hình không những không có dấu hiệu giảm mà còn tiếp tục tăng.

“Loạn” từ trong bến đến ngoài đường

9 lần trình dự thảo, Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ - CP là 9 lần các doanh nghiệp vận tải mong ngóng sẽ có cơ chế công bằng hơn, dễ thở hơn phải thất vọng. Nghị định mới vẫn chưa được thông qua đồng nghĩa với thực tế chưa có biện pháp nào quản lý được xe khách trá hình.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam Phan Thị Thu Hiền chỉ đưa ra ý kiến sơ sài về quản lý và xử lý xe Limousine. “Sở GTVT cần phối hợp chặt với CSGT để tăng cường kiểm tra, xử phạt, áp dụng các hình thức phạt nguội”, bà Hiền nói.

Trong khi các nhà tổ chức chính sách còn đang loay hoay, thì ở bên ngoài, các loại xe trá hình vẫn tha hồ vùng vẫy, bất chấp con số 994 xe hợp đồng vi phạm bị xử lý trong 6 tháng đầu năm 2019 mà Chánh thanh tra sở GTVT Hà Nội Trần Nhật Quang đưa ra.

Đáng ngại hơn, mặc dù đã phải chịu quá nhiều ràng buộc về pháp lý, chi trả chi phí lớn nhưng nhiều xe tuyến cố định cũng không dễ thở hơn ngay trong các bến xe. Tình trạng chèo kéo, cướp khách, nhái thương hiệu cũng diễn ra theo diện rộng, nhất là tại các bến xe thuộc dạng đơn vị sự nghiệp. Thông tin này được ông Lê Văn Đông – Giám đốc Công ty vận tải Đông Lý nêu ra tại hội nghị. Ông Đông khẳng định tình trạng náo loạn này diễn ra mà không bị xử lý, mặc dù tại các bến luôn có các kiểm soát viên, camera.. ông Đông cho rằng có dấu hiệu của việc phân chia lợi ích giữa bến xe với các nhà xe cố tình vi phạm.

Bạn đang đọc bài viết Xe tuyến cố định 'nghẹt thở' giữa rừng pháp lý và nạn 'xe dù'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.