Thứ sáu, 29/03/2024 20:18 (GMT+7)

VATA đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế nghị định 86

Văn Chương -  Thứ bảy, 18/05/2019 23:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

VATA cho rằng, lần dự thảo thứ 8 với thời gian hơn 3 năm soạn thảo, chỉnh sửa, Cơ quan soạn thảo đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý của Bộ Công an, Ủy ban ATGT Quốc gia và các hiệp hội.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Văn bản do ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội ký.

Theo VATA, Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ bản dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP, đây là lần dự thảo thứ 8 với thời gian hơn 3 năm soạn thảo, chỉnh sửa. Tại dự thảo này, Cơ quan soạn thảo đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý của Bộ Công an; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; các hiệp hội và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải nói chung, nhất là các doanh nghiệp vận tải khách theo hợp đồng, vận tải taxi, cung cấp phần mềm ứng dụng tại cuộc họp do Bộ Giao thông vận tải tổ chức ngày 8/4/2019.

VATA đưa ra nhiều văn bản của các Sở GTVT Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM khẳng định Grab cần phải được quản lý như taxi.

“Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nội dung của bản dự thảo Nghị định mà Bộ Giao thông vận tải đã trình lên Chính phủ vì dự thảo này đã phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và các yêu cầu quản lý về đảm bảo trật tự - an toàn giao thông; tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong hoạt động vận tải”, VATA khẳng định.

Môi trường kinh doanh phải rõ rang, minh bạch

Theo VATA, nếu không tạo ra môi trường pháp lý rõ rang, tạo sự công bằng cả về quyền và nghĩa vụ trong cạnh tranh, tạo động lực để thúc đẩy các đơn vị kinh doanh vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh thì ngành vận tải ô tô sẽ không phát triển bền vững được.

VATA nói rằng hoàn toàn ủng hộ việc đưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận tải vì sẽ đem đến sự tiện lợi cho hành khách, phù hợp xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Tuy nhiên, việc nhận diện được các đơn vị kinh doanh vận tải để bảo đảm công tác tổ chức, điều hành giao thông cũng là một yêu cầu đặc biệt quan trọng, đồng thời việc tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, sòng phẳng và minh bạch để các doanh nghiệp cạnh trạnh lành mạnh, cùng phát triển cũng là yêu cầu không kém phần quan trọng, vì vậy khi xây dựng chính sách cần phải đảm bảo hài hòa các yêu cầu này.

“Các đơn vị công nghệ sẽ chỉ cung cấp nền tảng công nghệ cho hoạt động vận tải, không tham gia định đoạt giá cước, không trực tiếp hoặc nhận ủy quyền thu tiền của hành khách, không tham gia điều hành vận tả.  Các hợp tác xã, các doanh nghiệp vận tải phải thực hiện vai trò điều hành, quản lý, hạch toán hoạt động kinh doanh vận tải, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh như: lắp hộp đèn nóc, dán biểu trương nhận diện, thực hiện các yêu cầu về quản lý lái xe, khám sức khỏe, thực hiện nghĩa vụ BHXH, BHYT,… cho người lao động”, văn bản của VATA khẳng định.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng khi có môi trường kinh doanh rõ ràng, minh bạch như vậy thì các hợp tác xã, các doanh nghiệp vận tải hoàn toàn có thể hợp tác với các đơn vị cung cấp nền tảng vận tải để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh, cùng phát triển.

Xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ phải gắn “mào”

Văn bản của VATA khẳng định họ không đồng ý với ý kiến đề nghị “bỏ quy định xe hợp đồng điện tử dưới 9 phải gắn hộp đèn nóc” hoặc quan điểm “đeo mào cho Grab là tư duy quản lý cũ kỹ, lỗi thời và lạc hậu”. Bởi VATA đưa ra nhiều văn bản của các Sở GTVT Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM khẳng định Grab cần phải được quản lý như taxi.

Quan điểm của Bộ trưởng Bộ GTVT tại cuộc họp ngày 13/7/2018 về việc lấy ý kiến lần cuối cho dự thảo sửa đổi Nghị định 86 trước khi trình Chính phủ “bản chất hoạt động như Uber và Grab là taxi thì phải quản lý như taxi”. Bộ trưởng đã chỉ đạo ngay tại cuộc họp là phải đưa Grab vào nhóm taxi điện tử và đeo mào.

Quan điểm của Bộ trưởng Bộ GTVT tại cuộc họp ngày 13/7/2018 về việc lấy ý kiến lần cuối cho dự thảo sửa đổi Nghị định 86 trước khi trình Chính phủ “bản chất hoạt động như Uber và Grab là taxi thì phải quản lý như taxi”. 

“Như vậy, yêu cầu về nhận diện rõ ràng để quản lý đối với loại hình xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ đã được Bộ GTVT tiếp thu và rút ra từ chính hoạt động thí điểm, thông qua công tác tổng kết, đánh giá rất khoa học, khách quan, hoàn toàn không phải là ý kiến mang tính chủ quan. Việc lắp hộp đèn nóc chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải chứ không áp dụng đối với Grab như một số ý kiến đã nêu”, VATA nhấn mạnh.

Ngoài ram Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng từ thực tế hiện nay có thể thấy, việc lắp hộp đèn nóc giúp phân biệt giữa xe kinh doanh vận tải với xe cá nhân, việc này đặc biệt cần thiết không những đối với cơ quan quản lý nhà nước mà đối với cả khách hàng. Thực tế thời gian qua hoạt động của loại hình vận tải khách bằng xe ô tô dưới 9 chỗ cực kỳ lộn xộn: tình trạng xe dù, bến cóc, xe trá hình hoạt động tràn lan. Mỗi ngày có hàng nghìn xe hoạt động qua các ứng dụng đặt xe (hiện có hàng trăm ứng dụng khác nhau), qua Zalo, Facebook nhưng cơ quan nhà nước không quản lý được vì không phân biệt được xe kinh doanh với xe cá nhân, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng, thất thu thuế, quyền lợi khách hàng không được đảm bảo;

Hơn nữa, các ứng dụng đặt/gọi xe tạo ra sự tiện lợi cho hành khách nhưng không thay thế được nhận diện phương tiện, gây khó trong công tác quản lý, tổ chức, điều hành giao thông. Thực tế tại Hà Nội trong thời gian qua đã cho thấy: Nhằm giảm ùn tắc cục bộ, mặc dù thành phố đã có biển cấm các xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ hoạt động trên 11 tuyến phố, nhưng các phương tiện này thường xuyên cất phù hiệu để “tàng hình” đi vào phố cấm, tình trạng này là rất phổ biến. Việc này làm vô hiệu hóa công tác quản lý, nếu để lâu dài sẽ tạo ra thói quen lách luật, giảm ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông của một bộ phận lái xe, gây khó khăn cho cơ quan quản lý, bức xúc cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

“Việc lắp hộp đèn nóc cho phương tiện có thể phát sinh thêm chi phí của doanh nghiệp nhưng cũng tạo điều kiện cho người kinh doanh tiếp cận được thêm nhiều hành khách; được hưởng các chính sách ưu tiên cho phương tiện taxi được vào các khu vực như nhà ga, sân bay, siêu thị, bãi đỗ công cộng… và xét từ góc độ công bằng thì điều này là cần thiết vì các doanh nghiệp kinh doanh taxi đang phải chịu các chi phí này”, văn bản của VATA đưa ra quan điểm.

Bạn đang đọc bài viết VATA đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế nghị định 86. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới