Thứ tư, 17/04/2024 02:24 (GMT+7)

Tìm 'thủ phạm' gây sụt lún tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc

MTĐT -  Thứ ba, 25/02/2020 09:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sự cố sụt lún một số tuyến đường ở Cà Mau do "yếu tố con người".

Liên quan đến sự cố sụt lún tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc và tuyến đường phòng hộ đê biển Tây tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Giao thông vận tải) đánh giá cao về công tác chỉ đạo khắc phục sự cố của tỉnh Cà Mau. 

Ông Lê Văn Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Giao thông vận tải) cho rằng, cần phải có đơn vị giám định độc lập, khảo sát lại và có số liệu cụ thể mới có thể giải quyết được vấn đề sụt lún tại một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ảnh: Gia Minh

 Theo ông Dương, dự án đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, có 2 vị trí bị sụt lún, nhưng vị trí Km 21+130 có hiện tượng sụt trượt, vị trí Km 22+055 là sụt lún.

“Để xử lý vấn đề sụt lún hiện nay, cần phải xem lại hồ sơ về địa chất, thiết kế, thi công mới có thể đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn giao thông, việc không cho xe tải trọng lớn đi qua tuyến đường bị sụt lún mà tỉnh đã chỉ đạo là rất kịp thời”, ông Dương nói.

Ông Dương cho rằng, cần phải có đơn vị giám định độc lập, khảo sát lại và có số liệu cụ thể mới có thể giải quyết được vấn đề nêu trên, góp phần bảo đảm an toàn cho người dân. 

PGS.TS. Doãn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam nhận định sự cố sụt lún tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc và đê biển Tây có thể kết luận sơ bộ là do yếu tố con người. Ảnh: Gia Minh

 Theo PGS.TS. Doãn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc chưa có xe tải trọng lớn đi vào, đường cũng chỉ mới khánh thành vào tháng 1/2019, nên yếu tố hư hỏng công trình là do chất lượng xây dựng.

Xem xét tại hiện trường Km 21+130 nhận thấy thân lề đường đắp bằng đất còn nguyên khối. Vậy, nhà thầu thi công lấy đất ở đâu? Đất khô hay đất ướt? Đắp như thế nào? Có đắp đất ướt vào không?

Còn tại Km 22+055 thân nền đường toàn là cát mịn. Vậy, người thiết kế ở đây đã tính toán nền đường trên đất yếu hay chưa? Trong trường hợp đắp cát, có đắp đường để chặn cát trôi ra ngoài hay không, vì đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc là tuyến đường mới, nền đường mới.

“Tôi cho rằng, đây là sự cố công trình sụt trượt đất trên nền đất yếu và mang tính cục bộ, không mang tính tổng thể do điều kiện tự nhiên gây ra”, ông Tâm nêu quan điểm và nhận định sự cố sụt lún tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc và đê biển Tây có thể kết luận sơ bộ là do yếu tố con người. 

Ngành chức năng kiểm tra vị trí sụt lún tuyến đường đê biển Tây tỉnh Cà Mau vào sáng 23/2
Tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (thuộc địa bàn ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) bị sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: Gia Minh

 Như Báo Giao thông đã phản ánh, trên tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc đã xảy ra 2 đợt sụt lún vào ngày 30/1 (tại Km 21+130) và ngày 6/2/2020 (tại Km 22+055), đoạn qua khu vực Nông trường 402 (ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) làm sụt lún hư hỏng nền, mặt đường với tổng chiều dài khoảng 50m lấn sâu 5m vào mặt đường. Hiện, mặt đường chỉ còn rộng 2m.

Ngoài ra, tuyến đường phòng hộ đê biển Tây cũng xảy ra 2 đợt sụt lún vào ngày 18/2 và 23/2 với tổng chiều dài khoảng 190m, lún sâu từ 1,2 đến 2m (đoạn cách khu du lịch Hòn Đá Bạc 100m về hướng Kinh Mới, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời).

Theo baogiaothong.vn

Bạn đang đọc bài viết Tìm 'thủ phạm' gây sụt lún tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.