Thứ bảy, 20/04/2024 04:02 (GMT+7)

Người dân nói gì về đề xuất BRT 'chung làn' với phương tiện khác?

Nhóm PV -  Thứ ba, 27/02/2018 17:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xung quanh đề xuất cho phép các phương tiện khác dùng chung làn với xe BRT, nhiều người dân có cùng quan điểm và cho rằng đây chưa phải giải pháp để tránh lãng phí hay giảm ùn tắc giao thông.

Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) vừa đưa ra đề xuất: Trong một số khung giờ cho các phương tiện khác được sử dụng chung làn đường buýt nhanh BRT.

Cụ thể, Trung tâm đề xuất TP Hà Nội cho phép các tuyến buýt thường được sử dụng làn đường dành riêng của tuyến buýt nhanh BRT01 (bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã) từ 4h đến 23h hàng ngày. Các phương tiện khác được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT từ 23h đến 4h ngày hôm sau. 

Đề xuất thành phố Hà Nội cho phép xe buýt thường và các phương tiện khác dùng chung làn với xe BRT

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, đề xuất các phương tiện chung làn với buýt nhanh (buýt thường từ 4 giờ - 23 giờ, phương tiện khác từ 23 giờ đến 4 giờ) “mới chỉ là ý tưởng riêng của đơn vị” để nhằm tránh lãng phí không gian đường.

Tuy nhiên, ngay sau khi đề xuất của Sở GTVT Hà Nội vừa đưa ra đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân.

Tiếp xúc với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử một người dân (giấu tên) ở quận Thanh Xuân thường xuyên đi BRT bày tỏ quan điểm: "Đề xuất này thật ra không cần thiết, vì ban đêm các xe đi lại vắng. Nếu cho chung làn, tôi nghĩ chỉ cho phương tiện như xe cấp cứu có thể đi vào được. Vướng mắc cần giải quyết là vấn đề tắc đường, vì tắc đường nên người ta sẽ đi vào làn của BRT.

Thế nhưng bây giờ cho ô tô, xe máy đi vào làn BRT trong thời điểm không tắc đường cũng đâu giải quyết được vấn đề tắc đường. Nói chung đề xuất này cũng không hợp lý, chưa giải quyết được những bất cập trong giao thông". 

Nhiều người cho rằng đề xuất cho phép xe buýt thường và các phương tiện khác dùng chung làn với xe BRT theo khung giờ như vậy là không cần thiết và chưa hợp lý

Ông Dũng (Kim Mã, Hà Nội) chia sẻ với PV trong lúc chờ xe BRT: "Tôi không biết đề xuất này nhằm mục đích gì, nhưng theo tôi làn của BRT là của BRT, còn nếu chung làn vào ban đêm là đề xuất không cần thiết".

Không đồng tình với đề xuất anh Hải (Ba Đình, Hà Nội) cho hay: Các lãnh đạo cần có những đề xuất phải vừa mang tính khả thi, hợp lý vừa phải giải quyết được những bất cập đang tồn tại. Riêng đề xuất mới đây, theo tôi không thể tránh lãng phí, cũng không giải quyết thêm được vấn đề gì. 

Theo anh Hải (Ba Đình, Hà Nội), các lãnh đạo cần có những đề xuất phải vừa mang tính khả thi, hợp lý vừa phải giải quyết được những bất cập đang tồn tại. 

 Trò chuyện cùng PV anh Mạnh (một lái xe grap) thường xuyên phải tham gia giao thông cũng đưa ra quan điểm: "Theo tôi ban ngày nhất là vào giờ cao điểm mới cần giải pháp để giảm ùn tắc, để xe dễ dàng đi lại. Chứ vào khung giờ từ 23 giờ đến 4 giờ thì cũng không cần thiết, lúc đó đường vắng, người đi đường cũng không phải chen lấn vào làn BRT để đi.

Ban ngày đường thì hẹp nhưng lại phải dành cả một đoạn đường rộng cho một mình xe BRT, trong khi làn đường cho ô tô, xe máy thì chen nhau mà đi. Đó mới là vấn đề cần giải quyết".

Đề xuất cho phép các tuyến buýt thường được sử dụng làn đường dành riêng của tuyến buýt nhanh BRT01 (bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã) từ 4h đến 23h hàng ngày, các phương tiện khác được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT từ 23h đến 4h ngày hôm sau tuy là có thể tránh lãng phí không gian.

Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này, nhưng đa số người dân đều cho rằng đây là đề xuất chưa hợp lý và không cần thiết.

Bạn đang đọc bài viết Người dân nói gì về đề xuất BRT 'chung làn' với phương tiện khác?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...