Thứ sáu, 29/03/2024 16:01 (GMT+7)

Chuyên gia: Hạ tầng kém mà 'cấm xe máy' là đổ tội cho người dân

Bùi Phương -  Thứ ba, 12/03/2019 18:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Ông Vũ Văn Viện- Giám đốc Sở GTVT đã hiểu sai, không thể hạn chế người dân ở 2 tuyến phố đó đi xe máy được" - Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy.

Mới đây, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - Vũ Văn Viện cho biết một trong 2 tuyến Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi có thể được chọn để thí điểm hạn chế xe máy. Theo Sở GTVT Hà Nội, đề án đưa ra phải đảm bảo giải quyết vấn đề phát triển vận tải hành khách công cộng, phân vùng cấm hoặc được hoạt động đối với xe máy, thứ tự thực hiện hạn chế, cấm tại từng địa phương, từng tuyến đường phố cụ thể…

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi với chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy để có thêm góc nhìn về vấn đề này.

Xe máy không phải là nguyên nhân chính gây ùn tắc

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy khẳng định: “Tôi không nhất trí với cách làm này".

Thứ nhất, xe máy là phương tiện thuận lợi nhất cho người dân và nó không phải là nguyên nhân chính gây ùn tắc, ô nhiễm, xe máy chỉ bằng 1/5- 1/10 của ô tô. Hai phương tiện cùng hoạt động mà chỉ cấm xe máy mà không cấm ô tô thì không hợp lý. Nếu nói năm 2030 sẽ cấm thì không hợp lý, chỉ nên nói là hạn chế và nếu vậy thì phải hạn chế cả hai loại ở cơ chế nhất định nào đó.

Thứ 2, xe máy phục vụ cho 70-80% người dân và người lao động. Nó là cần câu cơm nuôi sống nhiều bao nhiêu gia đình. Nói về thuận lợi đối với Việt Nam thì xe máy có giá cả vừa túi tiền, cơ động, ít gây ô nhiễm, tốc độ đảm bảo, có thể vận chuyển được, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như đi làm, đi học…. và dành cho nhiều đối tượng. "Vậy nếu cấm cái đó thì hoàn toàn không phù hợp", ông Thủy cho hay.

Thứ 3, muốn cấm, muốn hạn chế thì giao thông công cộng phải phát triển. Ở Việt Nam, giao thông công cộng chỉ có ô tô và mới chỉ đảm đương được 8-10%. "Vậy 90% người ta đi bằng gì?", chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy bày tỏ quan điểm.

Hạn chế xe máy ở hai tuyến đường Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi.

Cơ sở hạ tầng yếu kém, quản lý chưa tốt lại đổ lên đầu người dân?

Lý giải về đề xuất này, Giám đốc Sở GTVT khẳng định ở hai tuyến Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi, người dân có thể sử dụng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và hệ thống xe buýt, trong đó có buýt nhanh BRT 01.

Nhưng theo ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thủy: “Người đưa ra đề xuất như vậy chứng tỏ chưa thấu hiểu về giao thông. Nếu cấm tuyến đường đó nhưng người dân đâu chỉ đi mỗi tuyến đường đó, nếu đi qua tuyến đường bị cấm đó, người ta muốn đi tiếp thì phải đi như thế nào? Hoặc người khác muốn đi tuyến đường đó thì phải đi phương tiện khác, tới đó thì mới có thể đi được. Nếu cấm tuyến đường đó thì làm sao người dân có thể tới được tuyến đường sắt hoặc bến xe bus”.

Ông Thủy cho rằng giao thông là một quá trình liên thông, nối tiếp nhau chứ không phải chỉ có đoạn đó thôi. Nếu như làm con đường chỉ để phục vụ 12km thì không nên làm vì chỉ phục vụ được một số ít người, còn số đông thì không thể phục vụ được.

"Vậy nên ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT đã hiểu sai, không thể cấm người dân ở 2 tuyến phố đó được", ông Thủy nói.

Cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội còn nhiều bất cập.

Với đề xuất xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030. Trong lộ trình đề cập tới việc dừng đăng ký xe máy mới .

Xe máy vẫn hoạt động vì sự thuận tiện của nó, dần dần sau này sẽ sử dụng xe máy điện, và các loại xe thân thiện môi trường, xe bus chạy đúng giờ, thuận tiện cho người dân đi lại thì người ta sẽ giảm bớt xe máy. Lúc đó tự khắc xe máy sẽ giảm xuống. Ông Thủy cho rằng chỉ nên quản lý chứ không nên cấm.

"Tính tới thời điểm năm 2030, nhiều nhất xe công cộng phục vụ người dân đạt khoảng 20-25 %, nếu như cấm thì 75% đi bằng phương tiện gì? Cuối cùng vẫn phải sử dụng xe máy và ô tô cá nhân, chỉ có quản lý nó thôi. Đường không rộng, hè không thoáng, quản lý đô thị chưa được tốt, nhà cao tầng mọc lên khắp nơi, quản lý nhà nước chưa được tốt vậy mà lại đổ tội nên cho người dân, cấm xe của người dân đi lại.

Đó là việc rất sai của Sở GTVT Hà Nội. Hãy làm những điều gì tốt cho dân, khả thi, nghiên cứu kỹ bằng cái tâm, sự sáng tạo của mình thì mới khả thi, chứ thỉnh thoảng đưa ra các giải pháp mà không thực hiện được thì người dân không đồng tình”, ông Nguyễn Xuân Thủy nói.

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia: Hạ tầng kém mà 'cấm xe máy' là đổ tội cho người dân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.