Thứ sáu, 29/03/2024 13:23 (GMT+7)

Cầu Thăng Long bị hằn lún: Vẫn chưa có công nghệ phù hợp để sửa chữa

MTĐT -  Thứ ba, 14/08/2018 15:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặt cầu Thăng Long đã nhiều lần được Bộ GTVT sửa chữa nhưng tình trạng hư hỏng vẫn tái diễn. Hiện nay, mặt cầu này đang tiếp tục bị hằn lún, rạn nứt khá nặng.

Tho báo ANTĐ, tại văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội ngày 9/8, Sở GTVT cho biết, mặt đường bê tông nhựa trên 5 dàn thép của cầu chính Thăng Long được rải trực tiếp trên mặt thép, chịu sự rung lắc của cầu khi khai thác, đòi hỏi có công nghệ đặc biệt.

Năm 2009, Bộ GTVT đã sửa chữa lại mặt cầu Thăng Long bằng nhiều công nghệ như phun sơn chống gỉ trên bề mặt lớp bản thép; thi công lớp chống thấm; lớp bê tông nhựa polymer SMA dày 4cm; tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2; lớp bê tông nhựa polymer SMA dày 3cm.

Tuy nhiên, theo Sở GTVT Hà Nội, công nghệ này chưa thực sự hiệu quả, cần có những nghiên cứu áp dụng công nghệ mới cho phù hợp với điều kiện khai thác hiện nay.

Qua khảo sát mặt đường bê tông nhựa trên 5 liên dàn thép của cầu chính có hiện tượng hằn lún, rạn nứt và được Cục Quản lý đường bộ I duy tu sửa chữa thường xuyên.

Tại thời điểm kiểm tra mới đây, mặt đường bị rạn nứt khoảng 8.736m2; hằn lún < 2,5cm khoảng 1.290m2; hằn lún từ (2,5-7)cm khoảng 576m2; vạch sơn mòn, sơn tim đường bị mặt đường chồi lún gây biến dạng; 4/8 khe co dãn cầu bị hư hỏng và đậy tạm bằng tấm thép để đảm bảo an toàn giao thông.

Cầu Thăng Long bị hằn lún nghiêm trọng. Ảnh: Vnexpress.

Căn cứ vào hiện trạng các hư hỏng phần mặt cầu đường bộ trên 5 dàn thép của cầu chính. Hơn nữa, việc sửa chữa các hư hỏng mặt cầu, thảm bê tông nhựa trực tiếp trên mặt cầu thép tại 5 dàn thép của cầu chính việc đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ phức tạp, phải được nghiên cứu và sử dụng những công nghệ phù hợp.

Trao đổi với Người đưa tin, ông Đặng Đình Quang - Chi cục trưởng chi cục Quản lý đường bộ I.5 (cục Quản lý đường bộ I) cho biết: “Cầu Thăng Long – Hà Nội bị xuống cấp đã nhiều năm và được tiến hành sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn chưa thể khắc phục được. Hiện nay, chúng ta chưa tìm ra được công nghệ thích hợp để sửa chữa cầu Thăng Long nên hàng năm đơn vị chúng tôi phải tiến hành duy tu, duy trì liên tục”.

Nói về việc chất lượng của cầu Thăng Long, ông Quang cho biết: “Năm 2016, khi tiến hành kiểm định thì về chất lượng chịu lực vẫn đảm bảo tiêu chuẩn. Do đây là cầu được làm bằng thép nên biên độ rung rất lớn, trong khi đó mặt cầu Thăng Long được thiết kế trên đỉnh cầu nên biên độ rung càng lớn hơn”.

“Hiện nay, cầu Thăng Long đang được sử dụng nguồn thu từ quỹ bảo trì đường bộ để duy tu, duy trì. Cho đến thời điểm này, chưa có một đơn vị nào nhận sửa chữa vì không có công nghệ phù hợp”, ông Quang Khẳng định.

Lý giải về việc mặt cầu liên tục bị hỏng xuống cấp, ông Quang cho rằng: “Do mặt cầu được làm bằng thép rồi mới trải thảm nhựa lên trên nên mỗi khi trời mưa khiến cho nhựa không kết dính được với thép, cùng với đó là mật độ phương tiện lưu thông cao cầu bị rung dẫn đến mặt cầu bị bong tróc. Để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông, hàng ngày đơn vị phải cho người đi kiểm tra phát hiện hỏng ở đâu thì sẽ tiến hành vá luôn”.

Trước tình trạng trên, Sở GTVT kiến nghị UBND TP Hà Nội đề xuất Bộ GTVT chỉ đạo các các đơn vị của Bộ nghiên cứu và tổ chức sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu tầng hai trên 5 liên dàn thép của cầu chính trước khi bàn giao cho TP Hà Nội quản lý.

Trong thời gian chưa bàn giao, đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ I (thuộc Tổng Cục đường bộ Việt Nam) và các đơn vị liên quan tiếp tục công tác duy tu, duy trì mặt cầu đảm bảo an toàn giao thông.

Vào tháng 7 vừa qua, Bộ GTVT cũng đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan thường xuyên tuần tra, kiểm tra và kịp thời sửa chữa ngay các hư hỏng phần mặt cầu đường bộ trên tầng 2 cầu Thăng Long để đảm bảo ATGT. Đồng thời, Tổng cục phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ có các giải pháp căn cơ xử lý hư hỏng phần mặt cầu đường bộ trên tầng 2 cầu Thăng Long đảm bảo chất lượng và khai thác ổn định, lâu dài.

Cầu Thăng Long cao 2 tầng, dài khoảng 3,1 km, gồm phần cầu chính dài 1,6 km, bao gồm 15 nhịp dàn thép được chia thành 5 liên, mỗi liên gồm 3 nhịp dàn thép liên tục. Bề rộng mặt cầu 20 m bao gồm 4 làn xe cơ giới, rộng 27.852 m2, còn lại hai bên là phần đường bộ hành công vụ, mỗi bên rộng 2 m. Cây cầu này nằm trên tuyến đường huyết mạch từ Hà Nội đi các tỉnh Đông và Tây Bắc.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Cầu Thăng Long bị hằn lún: Vẫn chưa có công nghệ phù hợp để sửa chữa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới