Thứ sáu, 26/04/2024 12:17 (GMT+7)

Cần hiểu đúng quy định 'tốc độ xe máy'

MTĐT -  Thứ ba, 24/09/2019 16:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thông tin Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10 quy định xe gắn máy không được chạy quá 40km/h đã gây không ít hoang mang trong dư luận.

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 15/10 và nhận được sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người đang hiểu sai về một số nội dung này.

Thông tư mới nhưng quy định vẫn "cũ"

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa cho phép của môtô trong khu vực đông dân cư là 60 km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 50 km/h đối với đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Nhiều người đang hiểu sai về tốc độ tối đa dành cho xe gắn máy.

Ở ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), môtô được chạy với tốc độ tối đa 70 km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Trong khi đó, tại Điều 8 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT có nêu rõ tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc), khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Thực chất, các quy định này đã có trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT và được kế thừa tại Thông tư mới nhất. Như vậy, việc xe gắn máy bị giới hạn tốc độ ở 40 km/h đã được áp dụng từ ngày 1/3/2016 chứ không phải đến ngày 15/10 như đa số người lầm tưởng.

Cần phân biệt rõ xe gắn máy và xe môtô

Cũng do không phân biệt được xe gắn máy và mô tô nên khi thông tư mới được đưa ra khiến không ít nười dân hoang mang. Điều này gây lầm tưởng rằng mọi loại xe máy đều bị giới hạn tốc độ ở mức 40 km/h. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm các loại xe máy.

Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 trở lên. Tải trọng xe không quá 400 kg đối với xe máy hai bánh, khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy ba bánh.

Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.

Xe chuyên dùng bao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, theo Thông tư 31/2019, từ 15-10 xe gắn máy (dưới 50 cm3), xe máy chuyên dùng không được chạy quá 40 km/h. Còn xe trên 50 cm3 (hiện đa số người dùng) vẫn chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h trong khu vực đông dân cư (tại nơi đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên).

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Cần hiểu đúng quy định 'tốc độ xe máy'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.