Thứ sáu, 29/03/2024 17:10 (GMT+7)

Bước đầu tìm ra nguyên nhân nứt dầm cầu Vàm Cống

MTĐT -  Thứ tư, 06/06/2018 15:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo đánh giá, có 3 nhóm nguyên nhân gây nứt dầm thép CB6 trên đỉnh trụ P29 cầu Vàm Cống là tập trung ứng suất, ứng suất dư và chất lượng đường hàn ráp nối các cấu kiện.

Sau khi phát hiện cầu Vàm Cống (thuộc địa phận 2 tỉnh thành Đồng Tháp và Cần Thơ) bị nứt, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã kiểm định, đánh giá độc lập. Bộ đồng thời phối hợp với Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) và các chuyên gia đầu ngành đánh giá nguyên nhân, lựa chọn giải pháp khắc phục.

Tuy nhiên, đến nay đã gần 1 năm trôi qua, công tác khắc phục vẫn chưa hoàn thành khiến người dân cũng như doanh nghiệp địa phương mỏi mòn chờ đợi.

Trao đổi với Vnexpress về nguyên nhân gây ra sự cố, ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết, các đơn vị chuyên môn đánh giá có 3 nhóm nguyên nhân gây nứt dầm thép CB6 trên đỉnh trụ P29 cầu Vàm Cống là tập trung ứng suất, ứng suất dư và chất lượng đường hàn ráp nối các cấu kiện.

Cầu dây văng có tính chất đối xứng nên khi dầm CB6 trên đỉnh trụ neo P29 bị nứt kéo theo dầm ngang trên đỉnh trụ P28 phía bên kia cũng bị ảnh hưởng, rạn nứt ở mức độ nhẹ. Việc khắc phục phải tiến hành đồng thời với cả hai dầm trên đỉnh trụ P28 và P29.

Là do chất lượng đường hàn kém. Ảnh: Báo Giao thông. 

Ông Thành cho biết, về nguyên lý khi gia nhiệt để hàn dầm thép sẽ có những ảnh hưởng nhất định nên quy định kỹ thuật rất chặt chẽ. Các sản phẩm thép đều nhập khẩu từ Hàn Quốc, được nhà thầu chính, tư vấn giám sát kiểm tra kỹ lưỡng các khâu.

Khi chế tác tổ hợp dầm ở ngoài hiện trường, ứng suất dư sinh ra khi hàn. Một số thí nghiệm phân tích cơ học phá hủy vật liệu, phân tích kỹ thuật luyện kim sẽ tiếp tục được thực hiện trong quá trình khắc phục để xác định cơ chế gây nứt.

Đến nay, các kiểm tra và thí nghiệm độc lập cho thấy, chỉ có nứt cục bộ trên dầm ngang CB6 ở đỉnh trụ P29. Dầm ngang này được tổ hợp ngoài hiện trường từ các khối ghép, quá trình chế tạo, tổ hợp tại công trường cũng có thể gây nứt sau khi hợp long cầu.

Phải ít nhất 7 tháng nữa mới khắc phục xong sự cố. Ảnh: TTO.

Trả lời báo Tuổi trẻ về thời gian khắc phục xong sự cố, ông Trần Văn Thi - tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng công ty Cửu Long, đại diện chủ đầu tư) - cho biết: Sau khi phát hiện vết nứt dầm ngang CB6 thuộc trụ P29, các đơn vị đã thực hiện ngay các biện pháp quan trắc cần thiết để đảm bảo ổn định công trình.

Bộ GTVT cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bên liên quan kịp thời, đầy đủ.

Tuy nhiên, nói về tiến độ sửa chữa khắc phục sự cố cầu hiện ra sao, ông Thi cho biết, đã và đang huy động các chuyên gia, tư vấn của Việt Nam lẫn Hàn Quốc xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục; đồng thời đã làm việc với nhà tài trợ để huy động tư vấn quốc tế (đến từ nước thứ 3) tiến hành đánh giá độc lập.

Vậy khi nào thì cầu Vàm Cống được khắc phục xong? Ông Thi cho biết trên cơ sở kết quả thẩm tra của tư vấn trong nước, quốc tế và ý kiến tham gia của chuyên gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Bộ GTVT đã phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật phương án khắc phục.

Hiện nhà thầu đang huy động vật liệu, thiết bị và nhân công có tay nghề cao từ Hàn Quốc để tiến hành thi công với thời gian dự kiến 7 tháng và sẽ phấn đấu hoàn thành trong năm 2018.

Cầu Vàm Cống khởi công tháng 9/2013, bắc qua sông Hậu nối Lấp Vò (Đồng Tháp) và Thốt Nốt (TP Cần Thơ). Người miền Tây ví cầu Vàm Cống là "anh em sinh đôi" với cầu Cao Lãnh.

Theo cam kết của ngành GTVT, cầu sẽ hoàn thành giữa năm 2018. Nhưng chiều 14/11/2017, trong quá trình thi công khe co giãn tại trụ P29, các đơn vị tư vấn, nhà thầu phát hiện dầm ngang trên đỉnh trụ P29 cầu bị nứt.

Qua kiểm tra tình trạng kỹ thuật, Bộ GTVT cho biết, không xuất hiện nứt và các biến dạng bất thường tại các vị trí dầm được kiểm tra, ngoại trừ dầm ngang có xuất hiện vết nứt nêu trên.

Ngay sau đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng cùng các cơ quan chức năng chỉ đạo nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan xác định nguyên nhân.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu phải có giải pháp khắc phục triệt để, bảo đảm chất lượng, tuổi thọ của công trình.

Cầu Vàm Cống thông xe là mong ước của bao người dân miền sông nước, là động lực để thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống người dân nơi đây.

Bao năm qua, nhiều doanh nghiệp cũng như người dân các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ rất mong chờ cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng để rút ngắn thời gian di chuyển lẫn chi phí.

Một doanh nghiệp vận tải ở TP. Long Xuyên cho biết: Nếu thông xe cầu Vàm Cống, doanh nghiệp ông tiết giảm được rất nhiều chi phí xăng dầu, phí qua trạm BOT ở một số tuyến và quan trọng là thời gian vận chuyển.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bước đầu tìm ra nguyên nhân nứt dầm cầu Vàm Cống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.