Thứ năm, 25/04/2024 07:36 (GMT+7)

Áp dụng Nghị định 100: Có nơi còn hời hợt! (Bài 2)

Lê Bảo - Phan Hải - Trọng Anh -  Thứ hai, 03/02/2020 10:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua có hàng triệu người đã nói không với rượu bia khi họ biết phải dùng phương tiện đi chúc Tết anh em đồng nghiệp, bà con, họ hàng…

Từ khi áp dụng Nghị định mới, tình hình giao thông trên cả nước có nhiều chuyển biến tích cực, tuy vậy, vẫn có nơi còn thực hiện chưa nghiêm, các tỉnh/ thành cần xem xét lại quy trình làm việc để người dân hưởng ứng một cách tích cực.

 Giao thông trên toàn quốc có nhiều chuyển biến

Từ ngày 01/01/2020, thực hiện nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương trên cả nước đã đồng loạt ra quân kiểm tra an toàn giao thông trên diện rộng ở cả đường bộ và đường sắt, xử lý với nhiều mức xử phạt kịch khung đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn.

Theo đó, tình hình an toàn giao thông, an ninh trật tự trên cả nước đã có nhiều khởi sắc khi số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương giảm thiểu đáng kể. Người dân cũng đã bắt đầu thay đổi thói quen khi tham gia giao thông, ” sợ” bị phạt, bị giam bằng lái nếu không tuân thủ đúng quy định điều khiển xe trên đường.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, CSGT toàn quốc đã kiểm tra trên 60.000 trường hợp, phạt trên 50 tỷ đồng. Trong đó, xử lý hơn 6.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền trên 21 tỷ đồng, trong số này có 60 tài xế ôtô và 1.270 xe máy bị xử phạt ở mức cao nhất về vi phạm nồng độ cồn (vượt quá 0,40 mg/lít khí thở), với mức phạt tài xế xe ô tô từ 35 đến 40 triệu đồng và xe máy 8 triệu đồng. So sánh số liệu trong tháng 1/2020 (tính từ 15/12/2019 – 14/01/2020), toàn quốc xảy ra 1.300 vụ TNGT, làm chết 591 người, bị thương 968 người. So với tháng 1/2019 giảm 227 vụ (- 14,87%), giảm 138 người chết (- 18,93%), giảm 169 người bị thương (- 14,86%).

Ngoài ra, nhằm đảm bảo an toàn cho việc kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe, nhất là trong tình hình dịch bệnh Corona đang diễn biến phức tạp, Cục CSGT đã trang bị đầy đủ trang thiết bị, các ống thổi nồng độ cồn cho lực lượng làm nhiệm vụ. Theo quy định, sau khi kiểm tra một người, các ống thổi sẽ được bỏ đi, thay thế bằng cái mới. Việc kiểm tra được đảm bảo đúng quy trình để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho lái xe.

Xe khách liên tục phóng nhanh, vượt ẩu

Thực hiện chỉ đạo của Ban biên tập về việc phản ánh tình hình an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử trên đường tác nghiệp cũng ghi nhận được rằng, tuy tình hình đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường đã có nhiều tín hiệu đáng mừng, đại đa số người tham gia giao thông đã nói “không” với rượu bia khi điều khiển phương tiện nhưng tai nạn vẫn còn. Một trong số đó là do tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, bất chấp nguy hiểm của cánh tài xế lái xe đường dài, xe khách…

Pha vượt bất chấp biển cấm rất nguy hiểm cho xe máy qua đường.

Việc thực hiện nghiêm túc nghị định 100 của Thủ tướng Chính phủ là yêu cầu bắt buộc, không chỉ của lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông mà còn là trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông. Chúng tôi biết rằng, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua có hàng triệu người đã nói không với rượu bia khi họ biết phải dùng phương tiện đi chúc Tết anh em đồng nghiệp, bà con, họ hàng…Đó quả là điều rất đáng mừng khi mà ý thức tham gia giao thông của người dân đã được nâng cao lên theo từng ngày. Tuy nhiên, việc một số nhà xe chỉ vì tranh giành khách mà bất chấp nguy hiểm, cố tình vượt nhau ngay cả các đoạn đường có biển cấm thì các lực lượng chức năng cần phải xử lý thật nặng, thật nghiêm để răn đe các nhà xe, nhằm giảm đến mức tối thiểu số tai nạn giao thông có thể xảy ra.

Xe khách lấn cả line xe máy

Tình trạng xe tải phóng nhanh, vượt ẩu, xe khách tranh giành nhau, xe dù, bến cóc…đã tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Tai nạn trên đường không chỉ vì người tham gia giao thông uống rượu bia mất kiểm soát tay lái mà còn do ý thức của nhiều tài xế khi họ coi thường tính mạng của người khác chỉ vì thu nhập cá nhân.

Chúng tôi đề nghị lãnh đạo Công an các tỉnh/thành phố chỉ đạo lượng chức năng nghiêm túc xử lý tình trạng này để việc thực hiện nghị định 100 của Thủ tướng Chính phủ thật sự có hiệu quả cả chiều rộng lẫn chiều sâu, để tất cả mọi người luôn cảm thấy an tâm khi tham gia giao thông trên các tuyến đường.

Bạn đang đọc bài viết Áp dụng Nghị định 100: Có nơi còn hời hợt! (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành