Thứ sáu, 26/04/2024 13:42 (GMT+7)

11 phi công Pakistan đang lái cho hãng bay Vietjet Air

V.Chương -  Thứ hai, 29/06/2020 09:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong 12 trường hợp người lái đang khai thác hiện nay có 11 người lái đang khai thác cho hãng Hàng không Vietjet, 01 người lái là của hãng Hàng không Jetstar Pacific.

Thông tin báo chí về rà soát, đánh giá lực lượng phi công người nước ngoài đang làm việc cho các hãng hàng không

Trước những thông tin về việc Nhà chức trách hàng không Pakistan phát hiện hơn 250 phi công Pakistan dùng bằng lái máy bay giả mạo, để đảm bảo tuyệt đối an toàn hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các hãng hàng không Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá và thông tin chính thức.

Theo đó, tổng số người lái nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 1.223 người, trong đó: hãng hàng không quốc gia Việt Nam có 309 người lái (chiếm 25,7% trên tổng số 1203 người lái); hãng hàng không Jetstar Pacific có 145 (chiếm 70,3% tổng số 206 người lái); hãng hàng không Vietjet có 622 (chiếm 75,6% trên tổng số 823 người lái) và hãng hàng không Tre Việt có 147 người lái (chiếm 58,6% trên tổng số 251 người lái).

Theo Cục Hàng không, quy trình cấp phép và năng định cho người lái nước ngoài tuân thủ theo Bộ quy chế An toàn hàng không Việt Nam- Phần 7- Thông tư số 01/2011/TT-BTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải, các Tài liệu hướng dẫn thực hiện và Sổ tay hướng dẫn cấp phép cho nhân viên hàng không. Quá trình kiểm tra hồ sơ và tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép và năng định cho người lái nước ngoài được thực hiện theo đúng Quy chế An toàn hàng không Việt Nam và quy định tại Phụ ước 1- Công ước Chicago về Hàng không dân dụng (ICAO).

Liên quan tới việc Pakistan phát hiện một số lượng lớn phi công của Pakistan sử dụng giấy phép do Nhà chức trách hàng không cấp không đúng chất lượng và cách thức (có thể là giấy phép giả), Cục Hàng không Việt Nam thông tin như sau:

Tổng số có 27 người lái là người Pakistan được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép và năng định cho các Hãng hàng không của Việt Nam (bao gồm Vietnam Airlines: 06 trường hợp, Vietjet Air: 17 trường hợp, Jetstar Pacific: 04 trường hợp). Trong 27 trường hợp này có 12 trường hợp đang bay khai thác cho các hãng hàng không Việt Nam và 15 trường hợp còn lại đã hết hạn hợp đồng hoặc do dịch bệnh đã về nước.

Trong 12 trường hợp người lái đang khai thác hiện nay có 11 người lái đang khai thác cho hãng Hàng không Vietjet, 01 người lái là của hãng Hàng không Jetstar Pacific. Hiện tại, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) và hãng hàng không Tre Việt không có người lái mang quốc tịch Pakistan.

Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép lái máy baycho 12 người lái nêu trên tuân thủ các qui định của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế qui định tại Annex 1.

Trong quá trình khai thác bay tại các hãng hàng không Việt Nam không có trường hợp người lái Pakistan nào liên quan đến vấn đề sự cố hay uy hiếp an toàn bay.

Ngay sau khi tiếp nhận nội dung này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo tạm dừng xếp lịch cho các người lái là người Pakistan làm việc cho các hãng hàng không Việt Nam và ban hành các công văn số 2650 & 2651/CHK-TCATB ngày 26/6/2020 yêu cầu các hãng tạm thời không phân lịch bay cho các người lái nêu trên cho đến khi có thông báo mới của Cục Hàng không Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết 11 phi công Pakistan đang lái cho hãng bay Vietjet Air. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.