Thứ ba, 23/04/2024 13:49 (GMT+7)

Cầu Cần Giờ sẽ được thiết kế theo hình tượng cây đước

Ngọc Bùi -  Thứ ba, 05/03/2019 09:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cần Giờ sẽ là cầu dây văng một trụ tháp với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước, đặc trưng của huyện Cần Giờ.

Chiều 4/3, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, UBND TP đã phê duyệt kết quả tuyển chọn “Phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ - TPHCM”.

Theo đó, phương án được chọn là phương án thiết kế kiến trúc CG.D01 (Mã số CG.D01) của Công ty cổ phần Kidohu (KIDOHU) là cầu dây văng 1 trụ tháp với phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ, đã được chọn. 

Cầu có lan can hình sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua. Công trình cũng có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật về đêm.

Cầu Cần Giờ sẽ là cầu dây văng một trụ tháp với ý tưởng kiến trúc phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ. 

UBND TP.HCM giao Sở QH - KT công bố kết quả tuyển chọn theo quy định. Đồng thời, tiếp tục xác định quy mô, thông số của cầu cho phù hợp định hướng điều chỉnh quy hoạch huyện Cần Giờ và có thể được điều chỉnh khi có căn cứ xác đáng. Giải pháp tổ chức kết nối giao thông và kiến trúc cảnh quan của khu vực 2 đầu cầu cần phù hợp điều kiện hiện trạng và định hướng phát triển khu vực.

Được biết, dự án cầu Cần Giờ - TP.HCM được UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho xây dựng theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) kết hợp BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng vốn dự kiến 5.300 tỷ đồng.

Trước đó, tháng 8/2016, Thủ tướng đồng ý chủ trương, giao Bộ Giao thông Vận tải rà soát, bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.

Cây cầu này được xây dựng để thay thế cho phà Bình Khánh, nhằm kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP và các khu vực lân cận, hình thành tuyến giao thông kết nối trực tiếp với khu vực ven biển phía Nam TP. 

Bạn đang đọc bài viết Cầu Cần Giờ sẽ được thiết kế theo hình tượng cây đước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển
Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới