Thứ sáu, 26/04/2024 03:00 (GMT+7)

Vì sao người dân Quảng Nam phản ứng dự án lấp vịnh An Hòa?

Thanh Hải -  Thứ năm, 21/05/2020 08:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng chục hộ dân tại huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã tập trung tại Khu đô thị cao cấp Vịnh An Hoà do công ty CP đầu tư Chu Lai Hội An làm chủ đầu tư, để phản đối thi công công trình do dự án lấp sông.

Cần nơi neo đậu ghe thuyền an toàn

Những ngày gần đây, hàng chục hộ dân xã Tam Hiệp và thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) tập trung tại Khu đô thị cao cấp Vịnh An Hoà do Công ty cổ phần đầu tư Chu Lai Hội An làm chủ đầu tư để phản đối thi công công trình do dự án lấp sông.

Ông Huỳnh Ngọc Phúc, (khối 2 thị trấn Núi Thành) cho biết, bao đời nay ông bà sinh sống bằng nghề sông nước, dự án lấp sông làm thu hẹp dòng sông, ảnh hưởng đến môi trường sống của dân.

“Chúng tôi bức xúc làm đơn lên thị trấn Núi Thành hơn 4 lần mới giải quyết họp dân, sau đó tổ chức đối thoại dân. Mức hỗ trợ ban đầu 2 triệu đồng/1 ghe, chúng tôi không đồng ý sau đó tăng lên 7 triệu đồng/1 ghe. Ngư dân chúng tôi rất hoang mang bởi khi nhận số tiền nói trên phải đem thuyền ghe ra sông phía đường 129 neo đâu rất lo ngại mưa bão, sóng gió và việc bảo quản ghe thuyền.

Cùng với việc san lấp hơn nửa diện tích mặt sông để làm khu đô thị cao cấp làm ảnh hưởng đến đời sống người dân chúng tôi hàng ngày bởi những bãi bồi, bãi rạng nơi sinh sôi các loại hải sản không còn nữa”, ông Phúc than thở.

Khu vực rộng lớn neo đậu ghe trước nguy cơ bị san lấp làm Khu đô thị.

Theo người dân, hiện nay một phần diện tích mặt nước chưa bị san lấp đang là điểm duy nhất đảm bảo an toàn cho ghe thuyền cho ngư dân khi mùa mưa bão về. Nếu việc san lấp hoàn tất, ngư dân sẽ không còn chỗ để trú tránh bão.

Thông tin từ ông Trà Minh Thể - Bí thư Chi bộ thôn Vân Thạch, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Công trình đường 129 của tỉnh Quảng Nam là một công trình lớn của tỉnh, việc ảnh hưởng đến một số hộ dân mà hiện nay bà con nhân dân chưa thoả mãn.

Tại Tam Hiệp có 14 hộ dân và thị trấn Núi Thành 36 hộ sinh sống trên sông nước, đi ghe thuyền nhỏ và đục hàu. Đoạn sông này đổ đất hết một nửa, những người đục hàu làm chài sẽ không còn làm được nữa. Bởi cuộc sống của họ là tối đánh bắt sáng ra chợ bán, nên bây giờ lấp hết đoạn sông này thì cuộc sống của người dân thực sự khó khăn.

“Theo truyền thống xưa nay, ghe thuyền thường đậu sát phía trong như một cái âu, có thể tránh trú sóng lớn cũng như mưa bão. Ngoài ra đảm bảo việc bảo quản tài sản. Giờ mang ghe ra ngoài đường 129 không đảm bảo các yêu cầu trên.

Dự án sẽ làm một bến tạm bằng cách đóng trụ bê tông cho ghe neo đậu dọc theo bờ sông, nhưng bà con sợ sóng đánh bể ghe. Người dân cho biết chỉ cần có chỗ đậu ghe đảm bảo an toàn để bà con làm ăn sinh sống thì vài triệu hỗ trợ bà con cũng không cần. Địa phương mong các cấp lãnh đạo quan tâm đến người dân, làm sao giải quyết đời sống cho bà con ổn định cuộc sống”, ông Thể nói.

Người dân tập trung phản ứng vì cho rằng dự án làm đường và xây khu đô thị lấp vịnh An Hòa sẽ khiến ngư trường và nơi neo đậu ghe thuyền bị mất, trong khi mức hỗ trợ chưa tương xứng.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Nguyễn Văn Mau - Chủ tịch UBND Huyện Núi Thành cho biết, muốn tìm hiểu dự án thì gặp chủ đầu tư.

Ông Mau nói: “Huyện Núi Thành chưa có ý kiến gì về vấn đề người dân phản đối thi công cũng như những yêu cầu của họ, trước mắt huyện đang chỉ đạo công an nắm tình hình”. Ngoài ra, ông không trả lời thêm gì.

Lấp sông làm Khu đô thị sinh thái

Theo bản đồ quy hoạch, đường 129 sẽ lấp mặt nước giữa sông Bến Ván theo chiều dọc. Từ đó tạo một vùng nước chết ở bờ sông phía tây. Vùng nước chết này có một phần diện tích sẽ được san lấp để thi công dự án KĐT Vịnh An Hòa.

Ban đầu, dự án đường 129 do Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai làm CĐT, sau đó chuyển cho BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam.

Cùng với đường 129 là Dự án khu đô thị sinh thái cao cấp Vịnh An Hòa (KĐT Vịnh An Hòa) do Công ty cổ phần Đầu tư Chu Lai Hội An (công ty con của Tập đoàn FVG) làm chủ đầu tư (CĐT). KĐT Vịnh An Hòa (gồm hai KĐT Vịnh An Hòa 1 và 2) tọa lạc tại xã Tam Hiệp và thị trấn Núi Thành (Quảng Nam), phía đông bắc giáp với đường 129 (đang thi công) chạy dọc giữa sông Bến Ván, tổng diện tích 99,6 ha.

Trước đó, ngày 24/3/2017, ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ký quyết định cho chủ trương đầu tư đối với dự án KĐT Vịnh An Hòa 2. Quyết định được ký sau khi Công ty CP Đầu tư Chu Lai Hội An (CĐT dự án) có tờ trình nửa tháng.

Bảng quy hoạch dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp Vịnh An Hoà.

Ngày 7/4/2017, công ty này tiếp tục có tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án KĐT Vịnh An Hòa 1. Đến ngày 26-5-2017 thì UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.

Đáng chú ý, cũng trong năm 2017, BQL Khu kinh tế mở Chu Lai đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường 129. Sau điều chỉnh, tuyến đường 129 đoạn qua KĐT Vịnh An Hòa được thi công song song với quy hoạch cũ về hướng đông. Việc thi công này ngăn sông Bến Ván thành hai phần theo trục dọc, tạo thành vùng nước chết phía tây đường 129. Một phần diện tích mặt nước chết này đang được san lấp làm KĐT Vịnh An Hòa.

Ông Trần Thanh Tuấn - Trưởng phòng Quản Lý quy hoạch và Xây dựng, BQL Khu kinh tế mở Chu Lai, cho biết việc đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường 129 là để phù hợp với quy hoạch tuyến đường sắt đô thị sân bay Chu Lai - Hội An kết nối với TP Đà Nẵng. Ông Tuấn cho biết thêm, tuyến đường sắt đô thị sẽ chạy song song với tuyến đường 129 bây giờ về phía đông. Nếu không điều chỉnh hướng tuyến, khu vực đoạn qua KĐT Vịnh An Hòa sẽ tạo một đường cong không đảm bảo thiết kế tàu chạy.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao người dân Quảng Nam phản ứng dự án lấp vịnh An Hòa?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.