Thứ bảy, 20/04/2024 04:24 (GMT+7)

TTCP điểm mặt hàng loạt dự án BĐS 'dính' sai phạm ở Thái Bình

MTĐT -  Thứ ba, 03/12/2019 11:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm về đất đai… đối với hàng loạt dự án lớn tại Thái Bình, trong số đó có dự án của HUD, BID Group.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận thanh tra về những sai phạm trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai và triển khai một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời kỳ 2006-2016.

Theo đó, việc giao đất không qua đấu giá, miễn tiền sử dụng đất cả bãi đỗ xe, đất thương mại, đất rừng phòng hộ chưa được Chính phủ đồng ý chuyển đổi đã thực hiện dự án... là những sai phạm được nhắc đến trong kết luận thanh tra.

Dự án của HUD, BID bị “bêu tên”

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở Thái Bình (HUD2) tại thành phố Thái Bình cũng được điểm danh. Theo quy hoạch chi tiết 1/500 của UBND tỉnh, diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội là 1.561m2, nhưng cho miễn tiền sử dụng đất với diện tích đất là 879m2 là không đúng quy định. Trách nhiệm thuộc Hội đồng định giá đất của tỉnh, Sở Tài chính, Cục Thuế; chủ đầu tư và UBND tỉnh.

Một khu nhà ở xã hội tại Thái Bình. Ảnh minh họa.

Dự án xây dựng, chỉnh trang khu tập thể 4-5 tầng phường Lê Hồng Phong (TP.Thái Bình) do Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị BID Việt Nam (BID Group) làm chủ đầu tư, quá trình lập hồ sơ để thực hiện DA cũng còn có một số thiếu sót, vi phạm về trình tự, thủ tục.

Cụ thể, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu vực thực hiện dự án với nội dung chuyển đổi chức năng sử dụng đất từ công trình công cộng sang đất ở khi chưa thực hiện đầy đủ các bước để được điều chỉnh là chưa phù hợp với quy định Luật Quy hoạch đô thị.

Chủ đầu tư BID Group chưa lập để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch theo chỉ đạo của UBND tỉnh đã làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của 34 hộ dân, tiềm ẩn phát sinh khiếu kiện.

UBND tỉnh duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của nhà đầu tư trong khi nhà đầu tư chưa lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng, duyệt hồ sơ đề xuất thực hiện dự án khi chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư của HĐND tỉnh...

Dự án Khu đô thị Tây Quốc lộ 10

Theo VTCNews, ngày 14/11/2007, UBND tỉnh Thái Bình có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị phía Tây Quốc lộ 10 huyện Đông Hưng với tổng mức đầu tư 88,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra Chính phủ, dự án do UBND huyện Đông Hưng huy động vốn bằng việc trả đất có hạ tầng và cho tạm ứng tiền thi công xây dựng hạ tầng trả bằng đất có hạ tầng nhưng không qua đấu giá là vi phạm quy định pháp luật.

Ngày 20/7/2009, UBND huyện Đông Hưng có quyết định phê duyệt tổng thể phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án với giá trị hơn 21,5 tỷ đồng. Do khó khăn về ngân sách nên UBND huyện Đông Hưng đã huy động vốn xây dựng khu đô thị từ các doanh nghiệp và trả bằng đất sau khi có hạ tầng.

Cụ thể, theo các hợp đồng đã ký, Công ty Licogi số 2 ứng cho UBND huyện Đông Hưng 20,6 tỷ đồng, để đổi lấy 16.387,9m2 đất ở liền kề và biệt thự trong khu đô thị theo đơn giá sàn được UBND tỉnh phê duyệt ngày 13/9/2007 là 1.200.000 đồng.m2.

Tương tự, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thăng Long ứng cho UBND huyện Đông Hưng hai lần, lần đầu 1,7 tỷ đồng đổi 5.565m2, lần sau 176 tỷ đồng đổi 10.094m2 đất ở liền kề và biệt thự trong khu đô thị, tương đương giá 1.750.000/m2.

Như vậy, UBND huyện Đông Hưng vay tổng cộng 45,2 tỷ đồng, tương ứng với tổng diện tích đất phải trả là 32.046 m2.

Dự án Khu dân cư và đô thị phía Tây quốc lộ 10 huyện Đông Hưng.

Bên cạnh đó, năm 2011, UBND huyện Đông Hưng tổ chức đấu thầu gói thầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thành Thắng, giá trị hợp đồng là 94,02 tỷ đồng, tạm ứng 30 tỷ đồng.

Công ty Thịnh Phát sau đó xin tạm ứng kinh phí thi công bằng đất với diện tích 20.087m2 đất ở biệt thự, liền kề, tương đương giá trị 35,153 tỷ đồng, theo đơn giá 1.500.000 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, do không đủ năng lực thi công, năm 2013, UBND huyện Đông Hưng chấm dứt hợp đồng với công ty Thịnh Phát, khối lượng thực hiện đến thời điểm dừng là 15,2 tỷ đồng, tương đương 8.715m2 đất.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc giao đất không thông qua đấu giá là vi phạm Nghị định 181/2004 của Chính phủ và Điều 58 Luật Đất đai 2003. Thanh tra Chính phủ còn đề nghị tiếp tục kiểm tra, làm rõ việc quản lý, sử dụng số tiền 50,33 tỷ đồng của huyện Đông Hưng nhận từ các công ty góp vốn và nhà thầu thi công liên quan quá trình thực hiện dự án án.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án, tháng 4/2014, UBND huyện Đông Hưng có văn bản giao Liên danh Công ty Xuất nhập khẩu Lam Sơn và Công ty Xuất nhập khẩu Phú Hưng làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, phần diện tích 12,789 ha đất còn lại của dự án, UBND tỉnh Thái Bình chưa giao cho chủ đầu tư là Liên danh Công ty Phú Hưng-Lam Sơn để hoàn chỉnh hạ tầng, dẫn đến chậm tiến độ đầu tư của dự án.

Dự án nhà ở xã hội do Công ty TNHH Phát triển đô thị và xây dựng 379 làm chủ đầu tư, tại dự án này, Thanh tra Chính phủ cho biết, việc UBND tỉnh Thái Bình đưa cả diện tích bãi đỗ xe và diện tích đất ở thương mại để tính 20% diện tích đất thương mại được miễn tiền sử dụng đất là không đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư được giao đất từ năm 2009, nhưng cho đến năm 2017, cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình mới xác định tiền sử dụng đất của dự án phải nộp. Thanh tra Chính phủ khẳng định việc này là vi phạm Thông tư 76/2014 của Bộ Tài chính.

Tỉnh Thái Bình đã giao đất cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Hà Nội tại dự án xây dựng cụm dân cư và Trung tâm thương mại (Tổ 34, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình) từ năm 2005 nhưng không thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước tại năm 2005.

Đến năm 2010, UBND tỉnh Thái Bình cho phép đơn vị thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với giá tiền sử dụng đất đã xác định từ năm 2005 là vi phạm Luật Đất đai 2003. Trong khi đó từ thời điểm 2005, chủ đầu từ đã ký hợp đồng bán nhà cho khách hàng.

Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng chợ Kỳ Bá (TP Thái Bình), đến thời điểm thanh tra cũng chưa thực hiện các thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng và nghĩa vụ tài chính; chưa có giấy phép xây dựng nhưng đã thi công xong phần hạ tầng kỹ thuật, xây thô xong phần nhà phố thương mại và ki ốt.

Dự án đầu tư xây dựng cụm dân cư và Trung tâm thương mại Tổ 34 (P.Trần Lãm, TP.Thái Bình) do Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Hà Nội làm chủ đầu tư, được giao đất từ năm 2005 nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Đến năm 2010, việc này mới được thực hiện nhưng UBND tỉnh Thái Bình lại cho phép đơn vị thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với giá tiền sử dụng đất đã xác định từ năm 2005, trái với quy định của Luật Đất đai 2003...

Theo TTCP, trách nhiệm chung để xảy ra các vi phạm nêu trên thuộc UBND tỉnh Thái Bình. Ngoài ra, trách nhiệm còn thuộc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương; Cục Thuế và UBND TP Thái Bình, các đơn vị liên quan và chủ đầu tư dự án.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TTCP điểm mặt hàng loạt dự án BĐS 'dính' sai phạm ở Thái Bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...