Thứ sáu, 26/04/2024 04:14 (GMT+7)

TP HCM kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

MTĐT -  Thứ tư, 15/04/2020 08:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố, UBND TP HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp tháo gỡ.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Về thực hiện thủ tục Quyết định chấp thuận đầu tư dự án nhà ở theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, trước đây, các dự án nhà ở được công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư theo Nghị định số 71/2010-NĐ-CP năm 2010 hoặc được phê duyệt dự án theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP năm 2006 yêu cầu chủ đầu tư có quyền sử dụng đất hợp pháp,không yêu cầu phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp. Nhưng khi Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 có hiệu lực, nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp thì mới được xem xét công nhận chủ đầu tư.

Do đó, trường hợp chủ đầu tư các dự án đã phê duyệt dự án theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP hoặc chấp thuận đầu tư theo Nghị định số 71/2010/NĐ-CP năm 2010 trước đây có đề nghị điều chỉnh Quyết định chấp thuận đầu tư do dự án điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc nhưng đến nay chỉ có quyền sử dụng đất,chưa có quyền sử dụng đất ở theo quy định.

Tại Khoản 1, Điều 20, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP quy định việc lựa chọn chủ đầu tư được thực hiện thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án hoặc áp dụng hình thức chỉ định trực tiếp theo các quy định của pháp luật về đất đai,nhà ở và pháp luật có liên quan. UBND cấp tỉnh ra quyết định lựa chọn chủ đầu tư căn cứ trên kết quả đấu thầu,đấu giá hoặc quyết định giao chủ đầu tư trong trường hợp chỉ định trực tiếp.

Do đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho UBND thành phố được thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư các dự án nêu trên theo Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ trong trường hợp dự án đã được thành phố Hồ Chí Minh cho phép giao đất,chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở hoặc chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất,không phải thực hiện lại thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư,công nhận chủ đầu tư theo quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ.

Về quy định chuyển tiếp đối với các dự án đầu tư đã thực hiện hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cho phép thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành. Theo Nghị định số 118/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định: Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cho phép thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành. Nhưng hiện Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan không quy định rõ các văn bản đã thực hiện hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cho phép thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành là loại văn bản nào.

Trước tình hình đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ,ngành liên quan có hướng dẫn cụ thể, giúp thành phố tháo gỡ vướng mắc.

Năm 2019, UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ chấp thuận đầu tư và công nhận chủ đầu tư 4 dự án nhà ở thương mại có đầy đủ pháp lý (giảm 24 dự án so với năm 2018), chấp thuận đầu tư 16 dự án nhà ở thương mại (giảm 64 dự án so với cùng kỳ năm 2018). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Nhiều dự án hiện vẫn đang trong quá trình kiểm tra, kiểm toán, điều tra rà soát thủ tục pháp lý. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư xây dựng và thị trường bất động sản phát triển thì các giải pháp quyết liệt từ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là hết sức cần thiết./.

Theo Báo Xây dựng

Bạn đang đọc bài viết TP HCM kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.