Thứ sáu, 26/04/2024 02:39 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 4/7/2019

MTĐT -  Thứ năm, 04/07/2019 11:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 4/7/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 4/7/2019.

Vĩnh Phúc tìm nhà đầu tư khu đô thị 182,12 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố dự án cần lựa chọn nhà đầu tư - Dự án Đầu tư phát triển đô thị tại khu vực phía Bắc đường từ Quốc lộ 2C đi cầu Bì La, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương.

Dự án có tổng chi phí thực hiện (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) 180,12 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án là 3 năm. Về hiện trạng sử dụng đất, hiện khu đất dự kiến triển khai Dự án chưa được giải phóng mặt bằng.

Vì sao còn tình trạng nhà xã hội bán sai đối tượng?

Trong văn bản trả lời đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng (Đoàn Vĩnh Long) liên quan đến việc phát triển các dự án nhà ở xã hội tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Xây dựng thừa nhận có trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng, sử dụng nhà ở xã hội sai mục đích, vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, có tình trạng cơ quan quản lý phê duyệt không đúng quy định, để một số đơn vị đứng lên làm chủ đầu tư nhà ở xã hội rồi hưởng lợi. Đồng thời, có tình trạng nhiều người mua nhà ở xã hội nhưng không sử dụng.

Lý do được Bộ Xây dựng nêu là thiếu nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp dẫn đến có sự lợi dụng mất cân đối cung - cầu trong phân khúc này. Bên cạnh đó, công tác xử lý các hành vi vi phạm chưa hiệu quả, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Cơ quan này cũng thừa nhận trách nhiệm khi chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh.

Đến tháng 5, cả nước đã hoàn thành 204 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng 85.000 căn, với tổng diện tích hơn 4,25 triệu m2. Hiện có 220 dự án tiếp tục được triển khai, quy mô xây dựng khoảng 179.000 căn, với tổng diện tích khoảng 8,95 triệu m2.

Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội nêu trên vẫn còn hạn chế, mới chỉ đạt khoảng 33,9% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Trong khi đó, kế hoạch là đến năm 2020 phải đạt 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân nên thận trọng khi mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền hay viết giấy tay. Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên.

Bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Khi xảy ra tranh chấp hoặc thu hồi, quyền lợi của người mua khó được đảm bảo bởi nếu có tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án, khả năng rất cao Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng ủy quyền vô hiệu.

Những đại gia nào đang đầu tư tại Khu đô thị Ciputra?

Ciputra là một trong những khu đô thị cao cấp đầu tiên và bậc nhất Hà Nội, thuộc quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm vừa được chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh quy hoạch. Tuy nhiên, việc này vấp phải sự phản đối của cộng đồng cư dân đang sinh sống và mới đây, Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành cần làm rõ việc điều chỉnh quy hoạch này.

Đây là dự án do Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long - liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư, có quy mô hơn 300 ha với thiết kế 50 tòa nhà cao tầng và 2.500 căn nhà thấp tầng.

Dù được triển khai từ năm 2003 nhưng đến nay mới hoàn thành giai đoạn 1 với phần diện tích nhỏ. Hai giai đoạn còn lại của dự án mới được chủ đầu tư phát triển một số hạng mục, chủ yếu là các khu thấp tầng.

Công ty Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long đang đầu tư một loạt lô đất khác trong dự án, song từ giữa 2018, đơn vị này cũng bắt đầu chuyển nhượng thứ cấp hàng loạt lô đất thuộc phần quy hoạch giai đoạn 2 và 3 của khu đô thị cho Vimefulland (thuộc Vimedimex Group) và Tập đoàn Sunshine. Đây đều là những tên tuổi mới trên thị trường bất động sản nhưng đều sở hữu quỹ đất lớn tại nhiều thành phố lớn.

Còn Vimedimex Group, xuất thân từ một công ty kinh doanh dược phẩm, đã xây dựng thương hiệu Vimefulland trong lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án chung cư và nhà thấp tầng ở Hà Nội. Gần đây, Vimedimex mua lại lô đất TM01 rộng gần 20.000 m2 có chức năng thương mại - dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp. Tập đoàn này còn đặt cọc để mua các lô đất ký hiệu CT05, CT06 có tổng diện tích 59.629 m2, nằm gần lô TM01.

Một công ty liên quan đến Vimedimex là Công ty bất động sản Thanh Trì đặt cọc mua lại lô đất BT05 tại Ciputra từ Công ty UDIC. Lô đất này có quy hoạch là 81 căn nhà ở thấp tầng trên diện tích gần 14.000 m2.

Bên cạnh việc chuyện nhượng các hạng mục tại dự án, sau nhiều năm không sử dụng vốn vay ngân hàng, gần đây Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long đã sử dụng các lô đất trong khu đô thị làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, tương tự như các chủ đầu tư khác tại Việt Nam.

Quảng Ninh: Lập quy hoạch Khu đô thị ven sông thị trấn Trới

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết Khu đô thị ven sông tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ.

Khu đất quy hoạch có diện tích khoảng 86,89 ha. Trong đó, 186.446 m2 là đất ở (đất nhà ở thấp tầng, đất ở biệt thự, đất nhà ở xã hội); 23.009 m2 đất thương mại dịch vụ... Hiện khu đất chủ yếu là đất trồng rừng, đất lâm nghiệp và đất khác.

Mục tiêu đầu tư khu đô thị này là nhằm xây dựng khu dân cư có hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, hiện đại với các công trình nhà ở, biệt thự liền kề, trường học và các công trình công cộng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng có nhu cầu về đất ở và nhà ở, góp phần tích cực vào chương trình phát triển nhà ở của huyện Hoành Bồ nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đồng thời, khi hoàn thành, Khu đô thị sẽ mang lại vẻ đẹp về mặt kiến trúc cho khu vực bờ sông Trới, tạo cảnh quan khu vực.

TP.HCM cần dành nhiều quỹ đất hơn cho phát triển hạ tầng dịch vụ

Nhận định việc thiếu hụt về hạ tầng dịch vụ đang tạo ra "nút thắt cổ chai" cho phát triển, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói cần sớm cân nhắc, đề xuất các dự án.

Đó là một trong những giải pháp được Phó chủ tịch Võ Văn Hoan nêu tại Hội thảo quốc tế về phát triển dịch vụ của TP.HCM chiều 3/7.

Ông cho rằng TP vẫn phải giải quyết 5 vấn đề còn tồn tại trong phát triển hạ tầng ngành dịch vụ. 

Thứ nhất, ông nhận định cần phải có cái nhìn khác về các ngành dịch vụ. Dịch vụ không chỉ dừng lại ở các ngành truyền thống như du lịch, lưu trú, vui chơi giải trí mà còn là các ngành như tài chính, ngân hàng, vận chuyển, các ngành lâu nay được xem là dịch vụ công như dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao.

Ông cho rằng sự liên kết của các ngành này sẽ hiệu quả và chặt chẽ hơn nếu được gắn liền với những ứng dụng về công nghệ thông tin, tạo ra sự phát triển vượt bậc ở địa phương và quốc gia.

Đồng thời, ông khẳng định quy hoạch từng ngành phải gắn chặt với quy hoạch phát triển đô thị, giao thông và công nghệ thông tin. "Nếu không thể làm được điều này, chúng ta sẽ không thể thay đổi chất lượng các ngành dịch vụ hiện nay một cách mạnh mẽ," ông Hoan nhấn mạnh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 4/7/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.