Thứ năm, 25/04/2024 15:22 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 31/7/2019

MTĐT -  Thứ tư, 31/07/2019 12:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 31/7/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 31/7/2019.

Dự án nghìn tỷ “đất vàng” ì ạch tiến độ 17 năm, lãnh đạo Hà Nội nói nguyên nhân

Dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam Đại Cồ Việt quận Hai Bà Trưng được UBND thành phố Hà Nội chính thức ban hành quyết định phê duyệt từ 1/4/2002 và giao cho Công ty CP Tu Tạo và phát triển nhà làm chủ đầu tư.

Dự án được điều chỉnh nâng tổng mức đầu tư từ hơn 390,3 tỷ đồng lên hơn 1.073,4 tỷ đồng. Dự kiến xây dựng 7 tòa nhà chung cư cao từ 11 đến 24 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 29.000m2 cùng các công trình công cộng, văn phòng làm việc của các cơ quan và các dịch vụ dân sinh, quỹ nhà phục vụ di dân...

Tuy nhiên, sau 17 năm đến nay dự án này vẫn là một trong những điểm “nóng” về chậm trễ tiến độ, gây bức xúc đối với người dân.

Trả lời cử tri trong một báo cáo mới đây, UBND TP. Hà Nội cho biết dự án Đầu tư xây dựng dải đất Nam đường Đại Cồ Việt đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2105/QĐ-UBND ngày 01/04/2002, Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 05/04/2011 và Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 tại Quyết định số 6211/QĐ-UBND ngày 06/09/2017.

Trong quá trình triển khai, dự án đã chậm tiến độ, kéo dài, do dự án thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra (đã có kết luận Thanh tra số 304/KL-TTTP (3) ngày 12/2/2007 của Thanh tra Thành phố Hà Nội và Thông báo số 82/TB-UBND ngày 28/3/2007 của UBND Thành phố về Kết luận giải quyết đơn tố cáo của công dân).

Đồng thời theo lãnh đạo TP, trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư xin điều chỉnh quy mô công trình cũng như việc chỉ đạo, rà soát các công trình nhà ở cao tầng thuộc khu vực nội thành cũng là nguyên nhân gây kéo dài thời gian thực hiện dự án.

“Nguyên nhân chủ quan khác do nhà đầu tư thiếu tập trung triển khai, thiếu phối hợp các cơ quan chức năng trong công tác GPMB và thực hiện các thủ tục xây dựng”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết.

Cơ quan này khẳng định, dự án đã được UBND Thành phố chỉ đạo đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện. UBND quận Hai Bà Trưng đang thực hiện các thủ tục thu hồi đất triển khai công tác GPMB.

TP Điện Biên: Bê bối hai dự án đất “vàng”

Tin tức trên báo TN-MT cho biết, hai Dự án Khu nhà ở phía Tây sông Nậm Rốm (phường Thanh Bình) và Khu nhà ở Tân Thanh (phường Him Lam), TP. Điện Biên Phủ (gọi tắt là Dự án Khu nhà ở Tân Thanh và Khu nhà ở Tây Nậm Rốm) được UBND tỉnh Điện Biên chấp thuận đầu tư tại Quyết định số 825/QĐ-UBND và Quyết định số 826/QĐ-UBND, ngày 17/10/2013 giao cho chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng và Công nghệ Môi trường, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Cty công nghệ Môi trường Điện Biên), với diện tích đất 5,2ha để đầu tư hạ tầng xã hội và san đất bán nền.

Hiện Dự án Khu nhà ở phía Tây sông Nậm Rốm đã hoàn thành các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng; gồm điện, đường và công trình cấp thoát nước, đường điện, đường giao thông nội bộ... Theo chủ trương của tỉnh này thì các hạng mục đó sẽ được tính toán để trừ vào tiền thuế đất của doanh nghiệp.

Ông Tạ Anh Tuấn, Trưởng phòng tranh tụng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết: “Nếu đưa các công trình phụ trợ phục vụ cho Dự án vào để đối trừ, làm cơ sở để trừ tiền thuế đất cho doanh nghiệp thì phải xem xét. Vì đó là doanh nghiệp đầu tư cho Dự án của họ, nhờ có các điều kiện đó thì giá đất nhà ở của họ mới tăng cao. Doanh nghiệp muốn có đất để bán nền thì rõ ràng phải đầu tư cho tỉnh một con đường, ngôi trường hay bệnh viện… tóm lại đó là công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng rộng rãi chứ không phải trong khuôn viên Dự án của doanh nghiệp. Nếu 5,2ha đất “vàng” của tỉnh Điện Biên mang bán đấu giá công khai cho người dân thì có lẽ số tiền thu về sẽ xây được rất nhiều ngôi trường, lớp học cho trẻ em nghèo vùng cao, thay vì giao cho doanh nghiệp để rồi xử lí mãi không xong. - Ông Tuấn nói.

Trước đó ngày 24/9/2018, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 2659/UBND-TH về việc khẩn trương triển khai các công việc còn lại của Dự án Khu nhà ở tân Thanh và Khu nhà ở phía Tây sông Nậm Rốm, do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô ký; yêu cầu Công ty này làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND TP. Điện Biên phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tính toán khối lượng xây dựng và tổ chức nghiệm thu hoàn thành giai đoạn I, đối với Dự án Khu nhà ở Tân Thanh.

Đồng thời giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên chủ trì tổ chức hoàn tất hồ sơ, thủ tục xác định giá đất cụ thể đối với 2 Dự án Khu nhà ở Tân Thanh và Khu nhà ở phía Tây sông Nậm Rốm để Chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai. Đồng thời, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng của 2 Dự án kể trên để báo cáo UBND tỉnh Điện Biên trước ngày 18/10/2018.

Tuy nhiên, sau gần 1 năm khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Điện Biên, việc giải quyết những tồn tại, vướng mắc của 2 Dự án nêu trên dường như vẫn “dậm châm tại chỗ”.

Ông Tạ Anh Tuấn, Trưởng phòng tranh tụng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết: “Nếu đưa các công trình phụ trợ phục vụ cho Dự án vào để đối trừ, làm cơ sở để trừ tiền thuế đất cho doanh nghiệp thì phải xem xét. Vì đó là doanh nghiệp đầu tư cho Dự án của họ, nhờ có các điều kiện đó thì giá đất nhà ở của họ mới tăng cao. Doanh nghiệp muốn có đất để bán nền thì rõ ràng phải đầu tư cho tỉnh một con đường, ngôi trường hay bệnh viện… tóm lại đó là công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng rộng rãi chứ không phải trong khuôn viên Dự án của doanh nghiệp. Nếu 5,2ha đất “vàng” của tỉnh Điện Biên mang bán đấu giá công khai cho người dân thì có lẽ số tiền thu về sẽ xây được rất nhiều ngôi trường, lớp học cho trẻ em nghèo vùng cao, thay vì giao cho doanh nghiệp để rồi xử lí mãi không xong. - Ông Tuấn nói.

Thái Nguyên thu hồi chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Kim Thái

Lý do thu hồi dự án trên được đưa ra là do nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án.

Theo quy hoạch trước đó, khu dân cư Kim Thành có tổng diện tích 10,6ha. Trong đó, tổng diện tích đất thực hiện dự án 9,6ha, diện tích đất giao thông đối ngoại gần 01ha; quy mô dân số khoảng 1.048 người.

Khu dân cư Kim Thành được quy hoạch là khu dân cư mới có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ gắn với chủ trương phát triển không gian đô thị thị xã Phổ Yên, đáp ứng nhu cầu về đất ở của nhân dân trong vùng cũng như công nhân sống và làm việc trong các khu, cụm công nghiệp tại địa phương.

Khu dân cư bao gồm các khu đất dân cư chia lô liền kề, khu xây dựng công trình công cộng, khu đất xây dựng công trình dịch vụ thương mại, khu xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh cảnh quan thể dục thể thao, và hạ tầng đường giao thông.

Đối với đất xây dựng nhà ở mật động xây dựng tối đa 80%, đất xây dựng trung tâm thương mại mật độ xây dựng tối đa 60%, đất công trình công cộng mật độ tối đa 40%.

Về việc thu hồi, hủy bỏ và chấm dứt hiệu lực Quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Kim Thái UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Phổ Yên thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động dự án.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 31/7/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.