Thứ năm, 25/04/2024 21:03 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 26/5/2019

MTĐT -  Chủ nhật, 26/05/2019 09:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 26/5/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 26/5/2019.

Rầm rộ rao bán dự án 'vàng' dù chưa có chủ trương đầu tư

Dù chưa có chủ trường đầu tư nhưng dự án Khu đô thị BNC Dragon nằm trong khu công nghiệp Cầu Tràm (Long An) đang được các trang mạng quảng cáo, rao bán rầm rộ.
UBND tỉnh Long An vừa cho biết, tỉnh này không tiếp nhận hồ sơ dự án Khu đô thị BNC Dragon nằm trong khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước.

Cụ thể, khu công nghiệp Cầu Tràm do Công ty Thương Mại Dịch vụ Xây dựng và Xuất nhập khẩu Trung Thành (Công ty Trung Thành) làm chủ đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho điều chỉnh giảm 16,74 ha. Công ty Trung Thành là thành phần kinh tế tư nhân, không thuộc trường hợp quy định đấu giá. Do đó, hiện nay, UBND tỉnh không có ban hành Quyết định chủ trương đầu tư dự án khu dân cư tại vị trí này.

UBND tỉnh Long An cho biết không có dự án nào mang tên Khu đô thị BNC Dragon

Tuy nhiên, dự án đang được các trang mạng quảng cáo, giới thiệu dự án “vàng” của Long An, giáp ranh huyện Bình Chánh (TP.HCM), cao tốc Bến Lức – Long Thành và chỉ mất hơn 10 phút đến bến xe miền Tây mới hay Bệnh viện nhi đồng Thành phố...

Hiện trên mạng internet dự án mang tên Khu đô thị BNC Dragon được các sàn môi giới, công ty bất động sản rao bán rậm rộ. Theo các thông tin trên mạng dự án gồm: Khu biệt thự gồm 40 nền có diện tích từ 200 – 300m2, thiết kế 1 trệt 1 lầu; khu nhà phố gồm 760 nền rộng khoảng 90 – 180m2, thiết kế 1 trệt 2 lầu và khu chung cư được xây dựng trên nền đất rộng 8.000m2, tổng diện tích sàn xây dựng dự kiến 60.000m2, cao 15 tầng, cung ứng 250 căn hộ.

Các sàn còn khẳng định “Đất nền BNC Dragon đã hoàn chỉnh pháp lý, quỹ đất sạch 100%, có sổ đỏ và có Quyết định phê duyệt 1/500 năm 2018”. Giá bán dự kiến khoảng 13 - 15 triệu đồng/m2.

Dự án do Công ty CP Thương mại Dịch vụ Xây dựng và Xuất nhập khẩu Trung Thành làm chủ đầu tư, Công ty CP Bất động sản BNC là đơn vị phát triển. Hiện Công ty BNC đang nhận đặt chỗ 20 triệu đồng/nền và dự kiến sẽ mở bán cuối tháng 5 này.

Dự án La Luna Thiên đường nước Cần Thơ chưa được cấp phép nhưng vẫn động thổ

Sáng 24.5, lễ động thổ dự án La Luna Thiên đường nước Cần Thơ diễn ra lặng lẽ và sớm hơn so với trong “thư mời” tại P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, mặc dù chưa được sự chấp thuận của cơ quan chức năng.

Thông tin trực quan trên các áp phích tại lễ động thổ thể hiện, đơn vị tổ chức lễ khởi công là Công ty CP Đầu tư Thương mại - Dịch vụ - Điện lực (ECInvest) và La Luna Holdings.

Trước đó, ngày 21.5, Công ty CP Đầu tư Thương mại - Dịch vụ - Điện lực có thông báo gửi UBND TP.Cần Thơ và Sở Xây dựng TP.Cần Thơ về việc động thổ thi công san lấp mặt bằng dự án Thiên đường nước Cần Thơ. Thời gian tổ chức lễ động thổ dự kiến bắt đầu lúc 8 giờ ngày 23.5, thời gian san lấp mặt bằng kéo dài 45 ngày, đơn vị thực hiện là Công ty CP Công nghệ và Thiết bị điện Hà Nội (EHN).

Và theo tài liệu chúng tôi thu thập được, ngày 22.5, Sở Xây dựng TP.Cần Thơ đã có công văn hỏa tốc số 1233/SXD-QLXD gửi Công ty CP Đầu tư Thương mại - Dịch vụ - Điện lực, có ý kiến về các hạng mục công trình thuộc dự án Thiên đường nước Cần Thơ chưa đủ điều kiện khởi công xây dựng do chưa có giấy phép theo quy định.

Do đó, Sở Xây dựng TP.Cần Thơ đề nghị công ty này dừng mọi công tác chuẩn bị, triển khai xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án Thiên đường nước Cần Thơ.

Được biết, dự án Thiên đường nước Cần Thơ được UBND TP.Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư từ giữa năm 2017, do Công ty CP Đầu tư Thương mại - Dịch vụ - Điện lực làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô hơn 4,5 ha, tổng mức đầu tư 1.280 tỉ đồng, tiến độ thực hiện 4 năm (hoàn thành vào năm 2020).

Lễ động thổ dự án La Luna Thiên đường nước Cần Thơ diễn ra sáng 24.5 

Ngày 26.4.2019, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Thiên đường nước Cần Thơ đã được Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ phê duyệt. Theo đó, dự án gồm những công trình chính như: công viên nước, quảng trường, sân khấu nhạc nước, khu mua sắm cao cấp, khu khách sạn resort, và những công trình phụ trợ (đường giao thông, hệ thống cây xanh, khu tập kết chất thải rắn, kho chứa chất thải nguy hại).

Tuy nhiên, nguồn tin riêng của PV cho biết, mới đây UBND TP.Cần Thơ đã có quyết định thu hồi chủ trương đầu tư dự án Thiên đường nước Cần Thơ; thời gian cho thuê đất tại khu vực triển khai dự án cũng chỉ kéo dài đến năm 2031.
Sáng 24.5, ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở KH - ĐT TP.Cần Thơ xác nhận: chủ trương đầu tư dự án Thiên đường nước Cần Thơ đã được UBND TP.Cần Thơ thu hồi và đến nay, UBND TP.Cần Thơ cũng chưa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư mới tại khu vực này!

Vậy, lễ động thổ được tổ chức nhằm mục đích gì, khi chưa được phép, và số phận dự án vẫn chưa rõ? Phải chăng, đây là động thái để huy động tiền bán nền thông qua hình thức góp vốn? Bởi theo tìm hiểu, đã có người góp vốn, mua nền!

“Lộ” loạt sai phạm đất đai sau cổ phần hóa doanh nghiệp ở Hà Nội

Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán gửi Quốc hội mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, trong giai đoạn 2013-2017, Thành phố Hà Nội đã hoàn thành cổ phần hóa (CPH) 57/60 doanh nghiệp, trong đó đã quyết toán, bàn giao 44 doanh nghiệp sang công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong quá trình này còn tồn tại hạn chế, để xảy ra nhiều sai sót.

Theo KTNN, trong quá trình CPH, hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp.

UBND Thành phố cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc bổ sung mục đích sử dụng đất không đúng phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước và phương án sử dụng đất khi CPH tại Khu đất 2.746,9m2 tại số 358 đường Láng của Công ty CP Cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế; Khu đất 2.001m2 số X3 phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội của Công ty TNHH MTV 19/12 Hà Nội.
Mặt khác, UBND Thành phố không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp khi CPH tại Khu đất 4.184m2 tại Lô 2 – E9 đường Phạm Hùng của Công ty TNHH MTV Hanel.

Cũng theo KTNN, UBND TP.Hà Nội cho phép doanh nghiệp Công ty TNHH NN MTV Giầy Thụy Khuê (nay là Công ty cổ phần Giày Thụy Khuê) hợp tác, liên doanh trong khi liên doanh đã thành lập và đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để hợp thức hóa cho việc góp vốn không đúng quy định.

UBND Thành phố cũng chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ tiền thu bán cổ phần lần đầu và thoái vốn dẫn đến dấu hiệu thất thoát 313 tỷ đồng, bao gồm: Tiền thu được từ CPH Nhà máy Dệt Minh Khai 39,6 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội 179 tỷ đồng và tiền thoái vốn nhà nước tại Công ty CP Dệt Minh Khai 19,4 tỷ đồng; Công ty CP HBI 75 tỷ đồng.

KTNN cũng chỉ ra việc Công ty TNHH NN MTV Giầy Thụy Khuê sử dụng quyền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để góp vốn liên doanh không đúng quy định tại Điều 111, Luật Đất đai 2003 tại Khu đất 152 Thụy Khuê.

Ngoài ra, UBND Thành phố chưa tính đầy đủ lợi thế quyền thuê đất trả tiền hàng năm vào giá trị doanh nghiệp để CPH trong khi doanh nghiệp sử dụng lợi thế quyền thuê đất trả tiền hàng năm để góp vốn.

Quảng Bình: Dự án nhà máy gang thép ngàn tỷ hóa sắt vụn

Với tổng mức đầu tư hơn 1 ngàn tỷ đồng, đến nay sau 11 năm khởi công dự án Nhà máy luyện gang và phôi thép Quảng Bình trở nên hoang phế, nhiều hạng mục xuống cấp, các thiết bị máy móc hư hỏng nằm vùi dưới đất, cỏ thì mọc um tùm.

Dự án Nhà máy luyện gang và sản xuất phôi thép Quảng Bình được xây dựng tại thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) do Công ty TNHH Anh Trang làm chủ đầu tư, với diện tích 35 ha và tổng mức đầu tư 1.035 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 6/2008 và dự kiến cuối năm 2019 sẽ đi vào hoạt động.

Dự án Nhà máy luyện gang và sản xuất phôi thép Quảng Bình được xây dựng tại thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Theo kế hoạch, khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy nền công nghiệp cũng như kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển, thu hút khoảng 1.000 lao động vận hành nhà máy và khoảng 1.000 lao động ở các mỏ quặng sắt, các loại dịch vụ khác phục vụ nhà máy.

Thế nhưng, chỉ sau khi khởi công được một thời gian, Dự án bắt đầu chững lại. Đến nay đã 11 năm kể từ ngày khởi công, Dự án dần rơi vào hoang phế, nhiều hạng mục bắt đầu xuống cấp, hư hỏng.

Theo ghi nhận của PV, bên ngoài nhà máy cổng đã được khóa kín, không cho người ra vào. Bên trong khuôn viên dự án cỏ mọc um tùm, khu nhà sản xuất được xây dựng hoàn thiện nay đã xuống cấp, phần mái che bị thủng nham nhở. Các hạng mục phụ đang xây dang dở nay cũng chưa được hoàn thiện. Nhiều trang thiết bị, máy móc để giữa trời trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng của thời tiết mưa, nắng nay đã hư hỏng.

Được biết, trong quá trình thực hiện dự án, Công ty TNHH Anh Trang có vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Quảng Bình một số vốn. Tuy nhiên, do không thực hiện đúng hợp đồng vay vốn nên VDB đã khởi kiện Công ty TNHH Anh Trang ra tòa.

Sau đó, tòa án đã phán quyết buộc doanh nghiệp phải trả nợ cho ngân hàng song Công ty TNHH Anh Trang không còn khả năng chi trả. Hiện, VDB đang phối hợp Chi cục Thi hành án huyện Quảng Trạch phát mại tài sản gắn liền với đất.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 26/5/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng