Thứ tư, 24/04/2024 22:06 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/9/2019

MTĐT -  Thứ ba, 24/09/2019 10:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/9/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/9/2019.

Đất Việt trúng sơ tuyển dự án khu thương mại 240 tỷ đồng tại Bắc Ninh

UBND TP. Bắc Ninh vừa phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng Khu thương mại dịch vụ, phường Vạn An, TP. Bắc Ninh.

Theo đó, nhà đầu tư trúng sơ tuyển là Công ty TNHH Đất Việt. Đây cũng là nhà đầu tư duy nhất tham gia nộp hồ sơ dự sơ tuyển Dự án.

Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng diện tích đất quy hoạch là 0,63 ha; tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 240 tỷ đồng.

HoREA lo ngại việc lấy quỹ đất, trụ sở làm việc thanh toán dự án BT

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu, vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, bày tỏ quan ngại về một số vướng mắc khi sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán dự án xây dựng - chuyển giao (BT) theo Nghị định 69, hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Theo ông Châu, việc áp dụng chủ trương này sẽ tạo khuôn khổ pháp luật để tiếp tục triển khai, thực hiện các dự án BT theo phương thức nhà nước sử dụng tài sản công, trong đó có "quỹ đất, trụ sở làm việc" (gọi là "quỹ đất"), để thanh toán cho nhà đầu tư. Tuy nhiên nghiên cứu, đối chiếu với nhiều luật liên quan, HoREA nhận thấy nội dung một số quy phạm pháp luật còn bất cập, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và có thể bị vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Điển hình như chưa có khung pháp lý cụ thể để thực hiện quy định nhà nước sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" thanh toán dự án BT; có sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ giữa quy định về khai thác "quỹ đất" để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất; quy định sử dụng "quỹ đất" để thanh toán dự án BT sẽ rất khó để bảo đảm "nguyên tắc ngang giá" khi nhà nước sử dụng "quỹ đất" để thanh toán dự án BT, theo hình thức "vật đổi vật", "hàng đổi hàng", mà lẽ ra phải dùng tiền để thanh toán dự án BT, mua lại công trình BT theo "hàng - tiền; tiền - hàng".

Trong vai trò "bên mua", nhà nước cần thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, để mua công trình BT với giá hợp lý nhất.

Trong vai trò "bên bán", nhà nước cần thực hiện đấu thầu hoặc đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT thì mới bảo đảm bán đúng giá thị trường, để lựa chọn nhà đầu tư "dự án khác" và không thất thoát ngân sách nhà nước.

HoREA kiến nghị thực hiện phổ biến việc bán đấu giá "quỹ đất" công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc, nhằm tạo nguồn "tiền thuộc ngân sách nhà nước" để thanh toán hợp đồng BT. Việc sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" để thanh toán hợp đồng BT được thực hiện theo quy định về mua tài sản công theo Luật Đầu tư công, bổ sung thủ tục, cơ chế phù hợp với dự án BT. Hạn chế tối đa việc sử dụng "quỹ đất" đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc để thanh toán hợp đồng BT và chỉ thực hiện phương thức thanh toán này khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, đúng như quy định của nghị định.

Tòa nhà Thành ủy Đồng Hới 118 tỷ đồng vừa xây đã nứt

Ngày 23/9, nhiều người dân đến làm việc tại Trung tâm Hành chính công TP Đồng Hới (Quảng Bình) ngỡ ngàng khi công trình hội trường có sức chứa hơn 400 người cùng khu nhà làm việc của Thành ủy Đồng Hới vừa xây dựng hoàn thiện cơ bản, nhiều chỗ đã nứt.

Khu nhà làm việc của Thành ủy Đồng Hới có 5 tầng, với diện tích sàn 5.893m2 và hội trường 2 tầng, diện tích 1.770m2 có vốn đầu tư 118 tỷ đồng, do Thành ủy Đồng Hới làm chủ đầu tư.

Tại khu nhà làm việc của Thành ủy TP Đồng Hới, một số phòng làm việc có vết nứt dài cả mét trông rất phản cảm.

Trong khi đó, hội trường lớn ở giữa trụ sở Thành ủy Đồng Hới và trụ sở UBND Đồng Hới, các phòng 2 bên cánh gà vết nứt kéo dài từ dưới mặt đất lên sát trần nhà trông rất nham nhở.

Trụ bên ngoài hội trường cũng có dấu vết nứt rất nguy hiểm. Tường rào khuôn viên phía Thành ủy Đồng Hới cũng nứt toác như muốn đổ sập. Một số mảng tường của trụ sở Thành ủy không kết dính được với trần rất nguy hiểm.

Ông Lê Văn Phúc, Bí thư Thành ủy Đồng Hới cho biết, công trình hiện chưa hoàn thiện nhưng vì bức bí nơi làm việc nên Thành ủy đã chuyển các cơ quan đoàn thể về làm việc từ tháng 3-2019.

"Công trình đang trong quá trình thi công, chưa bàn giao nên nhà thầu phải chịu trách nhiệm về các viết nứt này. Hệ thống khung tòa nhà thiết kế chịu lực chứ tường không chịu lực nên không ảnh hưởng đến kết cấu an toàn", ông Phúc cho hay.

Lạng Sơn xây dựng các dự án công nghiệp trọng điểm

Ngày 23/9, UBND tỉnh Lạng Sơn ủy quyền cho UBND huyện Cao Lộc tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng Dự án Xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Hợp Thành 1, Hợp Thành 2 và khu tái định cư Hợp Thành.

Đây được xem là dự án trọng điểm được tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo triển khai.

Dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Hợp thành 1, Hợp thành 2 và khu tái định cư Hợp Thành thuộc địa bàn xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn có tổng diện tích là trên 53,2 ha; tổng mức đầu tư dự án là hơn 404,7 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2019 – 2023, được xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).

UBND huyện Cao Lộc cho biết, huyện đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần đầu tư Bác Nguyên Lạng Sơn.

Theo Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc Nguyễn Duy Anh, dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược đặt trụ sở, nhà máy sản xuất, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn nói chung và Cao Lộc nói riêng.

Mục tiêu của dự án là cụ thể hóa quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn, tạo khu vực sản xuất tập trung, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, khai thác hiệu quả sử dụng quỹ đất, góp phần phát triển công nghiệp địa phương.

Đồng thời dự án sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh, phát huy có hiệu quả lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu và từng bước đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/9/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.