Thứ năm, 28/03/2024 19:04 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/8/2019

MTĐT -  Thứ hai, 19/08/2019 10:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/8/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/8/2019.

Đồng Nai: Quy hoạch hơn 1.000 lô đất tái định cư cho 4 dự án trọng điểm

Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Huỳnh Tấn Lộc cho biết để chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng (GPMB) 4 dự án trọng điểm nói trên, thành phố đã bố trí hơn 1.000 lô đất tái định cư tại 4 khu tái định cư ở phường Thống Nhất, Hiệp Hoà, Bửu Long, Bình Đa và Tam Hiệp. Ngoài ra, thành phố cũng đang xem xét quy hoạch thêm để dự phòng các trường hợp phát sinh.

Theo lãnh đạo TP Biên Hòa, để khởi công các dự án trong năm 2020, thành phố đã kiến nghị UBND tỉnh chấp thuận một số chủ trương nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, GPMB và tái định cư cho người dân.

TP Biên Hòa kiến nghị UBND tỉnh chấp thuận cho thành phố được tách phần bồi thường, GPMB và tái định cư tại 4 dự án này thành các tiểu dự án và giao cho UBND TP Biên Hòa làm chủ đầu tư. Các tiểu dự án này sẽ thực hiện song song với các hạng mục khác của các dự án. Bên cạnh đó, Biên Hòa cũng kiến nghị UBND tỉnh chấp thuận cho thành phố được được phép ký hợp đồng với đơn vị chuyên môn là Trung tâm Kỹ thuật địa chính tỉnh để đo diện tích, vị trí các thửa đất nằm trong diện thu hồi để làm cơ sở ra thông báo thu hồi đất.

TP Biên Hòa có 4 dự án trọng điểm. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Ông Lộc cho rằng quy định bồi thường hiện nay căn cứ vào Luật Đất đai thì việc đo đạc từng thửa đất sẽ được làm sau khi dự án được phê duyệt hướng tuyến. Tuy nhiên, làm theo theo quy trình này sẽ khiến tiến độ chậm. Do đó, TP đề xuất được ký hợp đồng trước để thực hiện việc đo đạc phục vụ vẽ bản đồ làm cơ sở ra thông báo thu hồi đất. “Nếu được chấp nhận, công đoạn này sẽ giảm được thời gian khoảng 2 tháng rưỡi đối với giai đoạn bồi thường, qua đó sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án”, ông Lộc cho hay.

Đồng thời, để rút ngắn thời gian thực hiện GPMB, TP Biên Hòa cũng kiến nghị được xác định giá đất cụ thể song song với việc kiểm đếm, xác định nguồn gốc đất thuộc diện giải tỏa tại các dự án. Theo quy định của Luật Đất đai, việc xác định giá đất cụ thể từng dự án phải làm sau khi hoàn thành xác định nguồn gốc đất. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác xác định nguồn gốc đất của một dự án nếu tập trung làm cũng phải mất 2 - 3 tháng mới xong.

Như vậy, nếu sau khi làm xong việc kiểm đếm, xác định nguồn gốc đất mới thực hiện xác định giá đất cụ thể sẽ làm kéo dài thời gian. “Do đó, chúng tôi kiến nghị được làm song song. Giá đất cụ thể sẽ được lấy theo giá năm 2020 chứ không phải giá tại thời điểm hiện tại. Nếu làm song song, thời gian thực hiện sẽ giảm được khoảng 4 - 5 tháng”, ông Lộc cho biết.

Huyện Điện Biên đấu giá 35 thửa đất “vàng”

Theo báo cáo của UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, trong năm 2019 sẽ tổ chức đấu giá 35 thửa đất "vàng" trên địa bàn hai xã Thanh Xương và Mường Nhà. Dự kiến số tiền đấu giá đất trên 25 tỷ đồng thu được sẽ được dùng cho việc phát triển cơ sở, hạ tầng của địa phương.

Dọc Quốc lộ 297 đoạn C9, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên rất nhiều hộ dân lấn chiếm đất nông nghiệp, buộc huyện này phải hợp thức hóa bằng cách đấu giá đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất

Theo ông Đặng Văn Tuấn, Phó phòng Phụ trách, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên, cho biết: Thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên với Công ty đấu giá Hợp Danh Điện Biên, huyện Điện Biên đã được phê duyệt kế hoạch và triển khai đấu giá 32 thửa đất, thuộc khu đất công trung tâm huyện Điện Biên.

Theo đó, tính thời điểm hết tháng 7/2019, huyện Điện Biên đã đấu giá 32 thửa đất "vàng", với tổng diện tích là 9.367,3m2, thu về 15.386 triệu đồng. Việc đấu giá được tiến hành công khai đúng theo quy định của pháp luật.

Ông Đặng Văn Tuấn cũng cho biết thêm: Đến nay, ngành chức năng huyện Điện Biên đã hoàn thành các thủ tục, phê duyệt giá khởi điểm 3 thửa đất có diện tích 417m2 tại xã Mường Nhà, huyện Điện Biên. Sau đấu giá, 3 thửa đất này dự kiến thu về khoảng gần 2 ty đồng.

Để phát huy hiệu quả của các khu đất sau đấu giá, UBND huyện Điện Biên đưa ra các điều kiện buộc tổ chức, cá nhân sở hữu đất phải triển khai dự án theo quy hoạch. Sau khi bán đất công, chính quyền huyện Điện Biên sẽ giám sát, đốc thúc người mua được đất phải làm dự án theo lộ trình, tránh tình trạng tổ chức, cá nhân mua đất theo phương thức đầu cơ.

Thái Nguyên: Sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện 2 dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ban Quản lý thực hiện dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bờ sông Cầu tỉnh Thái Nguyên vừa có thông báo mời sơ tuyển nhà đầu tư đối với 2 dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đó là Dự án Khu đô thị số 11, phường Gia Sàng, TP. Thái Nguyên và Dự án Khu đô thị số 1, xã Huống Thượng, TP. Thái Nguyên. Đây là hai dự án đầu tư có sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế. Thời gian phát hành hồ sơ mời sơ tuyển từ ngày 16/8 đến 16/9 tới tại Thái Nguyên.

Dự án Khu đô thị số 11, phường Gia Sàng có tổng mức đầu tư 549,4 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 19,633 ha. Còn Dự án Khu đô thị số 1, xã Huống Thượng có tổng mức đầu tư dự kiến 508,5 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất là 18,23 ha.

Yên Bái đấu thầu qua mạng đạt tỷ lệ thấp

Kết quả rà soát, kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2019 tại Yên Bái cho thấy, công tác lựa chọn nhà thầu qua mạng (ĐTQM) tại địa phương này đạt tỷ lệ rất thấp (5/223 gói thầu được tổ chức ĐTQM, đạt tỷ lệ 2,2%). Tổng giá trị các gói thầu thực hiện ĐTQM đứng thứ 60/63 tỉnh, thành phố của các nước.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Trước kết quả này, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, khẩn trương và quyết liệt nhiều nội dung nhằm đẩy mạnh thực hiện ĐTQM. Cụ thể, 100% các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 40% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 30% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng bằng hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi đạt tối thiểu 50% về số lượng gói thầu và 15% về tổng giá trị gói thầu.

Đáng chú ý, tỉnh Yên Bái yêu cầu các chủ đầu tư, bên mời thầu có trách nhiệm chủ động thông tin rộng rãi về những gói thầu được ĐTQM, giúp các nhà thầu tiếp cận kịp thời thông tin để tham dự.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/8/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.