Thứ sáu, 26/04/2024 06:17 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/1/2020

MTĐT -  Thứ bảy, 18/01/2020 09:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/1/2020. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/1/2020.

Tây Ninh đầu tư trên 1.100 tỷ đồng xây dựng các công trình lưới điện

Ông Nguyễn Tấn Hùng, Giám đốc Công ty Điện lực Tây Ninh cho biết năm 2020, công ty có kế hoạch đầu tư trên 1.100 tỷ đồng để xây dựng, đưa vào vận hành mới thêm 6 công trình lưới điện 110kV và 19 công trình, dự án lưới điện phân phối nhằm nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo cung cấp điện đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

Cụ thể, tỉnh sẽ kéo mới 4km (4 mạch) đường dây 110kV từ trạm 220kV Tây Ninh 2; xây dựng mới trạm 110kV Suối Ngô công suất 63 MVA và 1km (1 mạch) đường dây đấu nối; xây dựng mới trạm 110kV Hòa Thành 2 công suất 63 MVA và 3km (2 mạch) đường dây đấu nối; kéo mới 28,8km (2 mạch) đường dây 110kV Tân Biên-Suối Dộp, 30,4 km (2 mạch) đường dây 110kV Tân Hưng-Nhà máy ximăng Fico Tây Ninh và 16,6km (1 mạch) đường dây Tân Hưng-Tân Biên.

Nhân viên điện lực Tây Ninh tiến hành sửa chữa, thay thế dây trung áp và ngầm hóa hệ thống điện tại trung tâm thành phố Tây Ninh. (Ảnh: Thanh Tân/TTXVN)

Về lưới điện phân phối, công ty sẽ thực hiện dự án nâng cấp và phát triển lưới điện trung, hạ thế khu vực trung tâm thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh với khối lượng 89,34km đường dây trung áp, 174,3km đường dây hạ áp, 113 trạm biến áp với tổng công suất 21.480 KVA.

Dự án này hiện đang trong giai đoạn đấu thầu xây lắp, dự kiến sẽ khởi công trong quý 2/2020 và hoàn thành, đưa vào vận hành quý 4/2020.

Cùng với đó, công ty sẽ đóng điện, đưa vào vận hành 18 công trình lưới điện phân phối khác với khối lượng 97km đường dây trung áp, 164km đường dây hạ áp. Tổng dung lượng trạm biến áp phục vụ cho các đường dây này là 16.050 KVA.

Các công trình này sau khi đóng điện sẽ khai thác phụ tải các trạm 110/22kV trên địa bàn, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng.

Đặc biệt có 9/19 công trình, dự án phân phối được xây dựng mới sẽ giúp nâng cao chất lượng điện năng cho khách hàng thuộc đối tượng sinh hoạt.

Theo ông Nguyễn Tấn Hùng, mục tiêu năm 2020 của Công ty Điện lực Tây Ninh là sản lượng điện thương phẩm đạt 4.618 triệu kWh, tăng 523 triệu kWh (tương đương 13%) so với năm 2019; phát triển thêm 18.000 khách hàng, nâng tổng số khách hàng sử dụng điện của năm 2020 lên 439.593 khách hàng.

Tính đến ngày 31/12/2019, toàn tỉnh Tây Ninh có 95/95 xã, phường, thị trấn có điện. Số hộ có điện là 298.985 hộ, đạt tỷ lệ 99,66%; trong đó số hộ nông thôn có điện là 240.253 hộ, đạt tỷ lệ 99,58%; số hộ thị trấn, thành phố có điện là 58.732 hộ, đạt tỷ lệ 100%./.

Sẽ làm rõ thông tin về phương án GPMB đường Hồ Tây - Ba Vì

Báo Giao thông vừa nhận được phản ánh của bà Đặng Thị Huệ (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) về thông tin liên quan đến hội nghị lấy ý kiến đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì.

Theo bà Huệ, trong biên bản cuộc họp ngày 31/5/2019 giữa Tổng công ty Sông Hồng, UBND phường Phú Diễn với người dân phường Phú Diễn về nội dung: “Lấy ý kiến nhân dân đánh giá tác động môi trường và sơ bộ phương án GPMB trục Hồ Tây - Ba Vì (đoạn Vành đai 3 đến QL32), phần kết luận đã nêu rõ: “Nhân dân không nhất trí với quy hoạch hiện tại, ra khỏi các khu tái định cư; Yêu cầu chủ đầu tư báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo an ninh đời sống của nhân dân tránh lãng phí tiền của nhà nước, của nhân dân; Do đó, hội nghị lấy ý kiến đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì không thực hiện”.

Theo quy hoạch, tuyến Hồ Tây - Ba Vì đi qua 3 khu tái định cư ở phường Phú Diễn (Q.Bắc Từ Liêm)

Tuy nhiên, trong hồ sơ đề xuất dự án được đại diện Tổng công ty Sông Hồng (đại diện nhà đầu tư) ký gửi đến UBND TP.Hà Nội ngày 10/10/2019 lại nêu: “Ngày 31/5/2019, nhà đầu tư đã phối hợp với UBND phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội nghị tham vấn cộng đồng lấy ý kiến nhân dân về báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án sơ bộ giải phóng mặt bằng. Thông qua nội dung hội nghị, nhà đầu tư đã tiếp thu, lắng nghe, nắm bắt ý kiến các hộ dân thuộc diện di dời GPMB cho dự án tại địa bàn phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Ý kiến của đa số người dân đều mong muốn thông qua nhà đầu tư báo cáo, đề xuất UBND TP.Hà Nội, UBND quận Bắc Từ Liêm có cơ chế đặc thù cho dự án, bố trí quỹ đất tái định cư cho người dân thuộc diện GPMB tại vị trí ô đất mới gần với khu vực hiện đang sinh sống. Phương án hỗ trợ, đền bù hài hòa, phù hợp cho người dân nhằm hạn chế, giảm thiểu những ảnh hưởng, biến động đến đời sống của người dân của người dân có đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng của dự án”.

Trước những ý kiến trái chiều về nội dung hội nghị giữa nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực và chủ đầu tư dự án, Báo Giao thông đang liên hệ làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan của TP.Hà Nội để xác minh, làm rõ thông tin trên và sẽ trả lời đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Xử lý vi phạm trong thực hiện các dự án của Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Lã Vọng

Ngày 17/1, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có Thông báo Kết luận thanh tra số 106/TB-TTCP về việc thanh tra toàn diện các dự án của Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Lã Vọng (Công ty Lã Vọng) và các đơn vị thành viên trên địa bàn Hà Nội.

Công ty Lã Vọng sở hữu nhiều nhà hàng ở những vị trí đắc địa.

Theo đó, trong tổng số chín dự án đã thanh tra theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, có năm dự án do Công ty Lã Vọng và các đơn vị thành viên thực hiện làm chủ đầu tư; có ba dự án do Công ty Lã Vọng và đơn vị thành viên tham gia hợp tác đầu tư; có một dự án do Công ty Lã Vọng thuê mặt bằng kinh doanh nhưng đã chấm dứt việc hợp tác kinh doanh từ năm 2016.

TTCP đã chỉ rõ những vi phạm của Công ty Lã Vọng và các đơn vị thành viên tại chín dự án, gồm: Cải tạo môi trường hồ Ðầu Băng, quận Long Biên; Cải tạo và xây dựng hệ thống cống nối hồ Vục - hồ Ðầu Băng - hồ Tư Ðình theo hình thức hợp đồng BT; Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nhà 14,5 ha tại khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70, phường Ðại Mỗ, quận Nam Từ Liêm; Trụ sở làm việc (cơ sở 2) và căn hộ chung cư kết hợp dịch vụ thương mại tại Xa La, phường Phúc La, quận Hà Ðông, TP Hà Nội; dự án tại một số ô đất DX1, DX2, DX3, DX4, CX1, CX2… Khu đô thị đông nam đường Trần Duy Hưng; Khu nhà ở cao cấp tại Khu đô thị Quốc Oai, huyện Quốc Oai; Cải tạo, nâng cấp khu vui chơi, giải trí bán đảo hồ Ðống Ða; Cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 và Dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Liên quan chín dự án nêu trên, TTCP nêu rõ trách nhiệm đối với những vi phạm thuộc về: Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND quận Long Biên, UBND thành phố Hà Nội và các đơn vị thành viên của Công ty Lã Vọng...

TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội thực hiện các công việc cụ thể nhằm xử lý, khắc phục vi phạm tại chín dự án nêu trên, đồng thời căn cứ Kết luận thanh tra, tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân qua các thời kỳ liên quan các vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra.

Thành Thắng Group trúng thầu đầu tư Khu dân cư cầu Chẹm hơn 100 tỷ đồng

Theo Quyết định, Dự án có địa điểm đầu tư tại xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Quy mô diện tích đất là 75.218 m2, bao gồm đất ở, đất nhà văn hóa, đất cây xanh và đất giao thông. Thời gian thực hiện Dự án 36 tháng.

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Tại Dự án này, Thành Thắng Group (địa chỉ tại thôn Trì Động, xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) trúng thầu theo hình thức chỉ định thầu. Trước đó, Thành Thắng Group là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện Dự án.

Thành Thắng Group được thành lập tháng 8/2005 với số vốn điều lệ đăng ký là 35,9 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng; kinh doanh bất động sản; vận tải hàng hóa… Theo thông tin đăng ký thay đổi lần thứ 10 (ngày 16/11/2018), vốn điều lệ của Thành Thắng Group đã tăng lên tới 2.280 tỷ đồng.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/1/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.