Thứ năm, 25/04/2024 16:42 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/2/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 16/02/2020 09:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/2/2020. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/2/2020.

Xử lý dứt điểm sai phạm 2 dự án nhà ở tại quận 9, TP Hồ Chí Minh

Liên quan đến sai phạm tại dự án nhà ở Valencia Riverside và dự án Simcity ở quận 9, TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở Xây dựng thành phố cho biết, ngay khi phát hiện sai phạm, Sở Xây dựng và UBND quận 9 đã lập thủ tục xử lý theo đúng quy định và tiếp tục theo dõi, phối hợp các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm các vi phạm phát sinh nếu có.

Đối với nội dung phản ánh của khách hàng khi cho rằng có sự chuyển nhượng dự án nhà ở Valencia Riverside thuộc diện đất quốc phòng quản lý không qua đấu giá, đại diện Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết, UBND thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan rà soát một phần diện tích của dự án là đất công (hơn 2ha) cũng như quy trình giao đất đúng pháp luật hay không, báo cáo UBND thành phố để có hướng xử lý theo đúng quy định.

Dự án Valencia Riverside do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Tân Cảng làm chủ đầu, thuộc dự án khu nhà ở phường Phú Hữu, quận 9 với tổng diện tích đất là 15,6ha; trong đó đất ở chiếm hơn 7ha, còn lại là đất công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, đất giáo dục. Năm 2013, UBND thành phố giao toàn bộ diện tích đất nói trên cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Tân Cảng sau đó công ty này lập thủ tục xin chuyển nhượng một phần dự án sang cho Công ty cổ phần Đầu tư CTP Đại Dương với diện tích hơn 2,57ha để thực hiện dự án Valencia Riverside.

Trong quá trình triển khai thi công, chủ đầu tư đã vi phạm như xây dựng công trình sai quy hoạch, phát sinh công trình tại vị trí công viên cây xanh và bị Thanh tra Sở Xây dựng thành phố xử phạt vào năm 2017. Đến tháng 4/2018 Thanh tra Sở Xây dựng thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Tân Cảng vì khởi công xây dựng chưa có thiết kế bản vẽ thi công.

Tiếp đó tháng 3/2019 Thanh tra Sở Xây dựng phối hợp với UBND phường Phú Hữu, quận 9 kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư CTP Đại Dương là đơn vị nhận chuyển nhượng một phần dự án không đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định như ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai khi chưa đủ điều kiện.

Chưa dừng lại ở đó, đến tháng 8/2019 Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Tân Cảng khi giao cho Công ty cổ phần Đầu tư CTP Đại Dương thực hiện huy động vốn không đúng quy định.

Tại dự án Valencia Riverside còn xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng. Theo Sở Xây dựng, lĩnh vực nay thuộc tranh chấp dân sự, thẩm quyền giải quyết của toà án, đề nghị khách hàng liên hệ với toà án để được giải quyết theo quy định.

Trong khi đó, dự án khu nhà ở Simcity phường Trường Thạnh, quận 9 do Công ty TNHH Đầu tư Nhật Hoàng làm chủ đầu tư. Năm 2014 UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho công ty này sử dụng đất 7,8ha đất; trong đó đất ở là 3,3ha để  xây dựng 314 căn nhà gồm 287 căn nhà liên kế vườn và 27 căn biệt thự. Quá trình triển khai chủ đầu tư đã vi phạm quy định về điều kiện khởi công, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung không có giấy phép xây dựng. Cơ quan chức năng đã xử phạt, cưỡng chế khắc phục hậu quả, chủ đầu tư cũng đã chấp hành.

Căn hộ tập thể cũ nội đô đắt khách

Tìm mua nhà có vị trí gần trung tâm có giá dưới 2 tỷ đồng là bài toán nan giải đối với nhiều người đang có nhu cầu tại Hà Nội. Bởi mức giá của các căn hộ chung cư mới năm qua đã tăng 5 - 6% so với năm trước. Dự án có mức giá phù hợp với thu nhập của người trung bình khá đang rất khan hiếm. Trước tình trạng này, nhiều gia đình trẻ đã xoay sang tìm kiếm các căn hộ tập thể cũ ở nội đô.

Theo tư vấn của sàn giao dịch bất động sản, với khoảng 1,5 tỷ đồng, các gia đình trẻ có thể mua được 1 ô đất nhỏ ở ngoại thành. Hoặc mua 1 căn chung cư mới cách nội thành khoảng 15 km trở lên cũng là một lựa chọn.

Theo thống kê của batdongsan.com.vn, từ giữa năm ngoái, lượng người quan tâm tìm kiếm mua các căn hộ tập thể cũ đột nhiên tăng 25% so với thời điểm trước. Nguyên nhân được lý giải là do sự sụt giảm nguồn cung căn hộ có giá trung bình và thấp tại Hà Nội. Các dự án ở gần trung tâm phần lớn thuộc phân khúc cao cấp. Riêng 4 quận nội thành, mức giá chung cư mới phải từ 45 triệu đồng/m2. Trong khi căn hộ tập thể cũ lại diện tích nhỏ, mức giá vừa phải.

Thực tế đây không phải lần đầu tiên căn hộ tập thể cũ đắt khách. Cách đây khoảng 5 năm, khi thành phố có chủ trương cải tạo hàng loạt tập thể cũ, đã từng diễn ra cuộc "săn lùng" tìm mua các căn hộ ở vị trí đắc địa từ các nhà đầu tư. Mục đích nhằm chờ được đền bù căn hộ mới từ các nhà tập thể cũ xây dựng lại. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần người tìm kiếm mua lại là nhu cầu ở thật, thay cho việc đầu tư.

Hà Nội hiện có hơn 1.500 nhà tập thể cũ. Theo các chuyên gia, việc các căn hộ này đắt khách trở lại cũng đang cho thấy nghịch lý mất cân đối cung cầu trên thị trường bất động sản hiện nay. Nhu cầu về các căn hộ giá trung bình đang rất lớn, nhưng thị trường lại chủ yếu là căn hộ cao cấp đã khiến nhiều gia đình phải chuyển hướng lựa chọn loại hình nhà ở phù hợp với nhu cầu bức thiết của họ.

Thị trường 2020 có thể đi xuống vì thanh tra dự án

Trong năm 2019, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện kế hoạch thanh tra đối với các dự án có dấu hiệu không thực hiện đúng mục đích đầu tư, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá thị trường, làm thất thu ngân sách nhà nước.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, đây là việc làm cần thiết để chống thất thoát tài sản nhà nước, tạo sự công bằng minh bạch trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Một số chuyên gia cho rằng, việc thanh tra các dự án phải đứng dưới nhiều yếu tố để đánh giá một cách khách quan.

Gần đây, đại diện một số doanh nghiệp đã có đơn “kêu cứu” khẩn cấp Bộ trưởng Bộ Xây dựng với mong muốn được tiếp tục phát triển dự án dang dở. Họ cho rằng quá trình rà soát chung liên quan tới dự án kéo dài dẫn đến việc chậm triển khai và phát sinh nhiều hệ quả, đặc biệt là phát sinh chi phí vốn cho đầu tư, xây dựng… Điều này gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Trong buổi công bố báo cáo thị trường gần đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VARS, cho biết tại các đô thị lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang) và nhiều tỉnh thành trên cả nước, nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đô thị và nhà ở sụt giảm mạnh. Nguyên nhân chính được xác định là việc rà soát, thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai tại các dự án.

Lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh do hệ lụy từ lượng cung sụt giảm, giá bất động sản có chiều hướng tăng, tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản bị siết mạnh làm giảm lượng giao dịch từ các nhà đầu tư thứ cấp.

Bên cạnh đó, tâm lý e ngại, lo sợ từ các nhà đầu tư, người tiêu dùng khi thị trường xuất hiện nhiều dự án không phù hợp với quy định pháp luật. Trong khi đó, nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước gần như không có để giúp họ kiểm chứng.

Theo ông Đính, chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới trong năm qua đã gây ra những sức ép lớn. Việc tạm dừng dự án đang triển khai để thanh tra, rà soát... đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm ra thị trường.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/2/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.