Thứ ba, 23/04/2024 18:55 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/4/2019

MTĐT -  Thứ hai, 15/04/2019 09:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/4/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/4/2019.

TP.HCM lọt Top 2 thành phố có giá nhà rẻ nhất trên thế giới

Theo báo cáo mới đây của CRBE về thị trường nhà, TP.HCM xếp thứ 2 trong số 35 thành phố lớn được khảo sát về mức độ giá rẻ.

Báo cáo “Global Living 2019” của CBRE về thị trường nhà tại 35 thành phố lớn trên toàn cầu cho biết giá nhà trung bình tại TP.HCM ở mức hơn 103.000 USD/căn.

Con số này chỉ cao hơn mức tại thành phố rẻ nhất được khảo sát là Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 97.400 USD).

Theo số liệu từ CBRE, giá nhà tại TP.HCM tăng trưởng khoảng 2% trong năm qua, thuộc top 5 thị trường tăng giá thấp nhất.

Trong phân khúc bất động sản cao cấp, giá tại TP.HCM đạt 403.270 USD/căn, xếp thứ 25/35 khu vực được khảo sát.

Tăng trưởng dân số và việc làm nhanh chóng được CBRE nhận định đang tạo ra nhu cầu cao đối với nhà ở mới.

Các khu vực mới của TP.HCM sẽ được mở ra nhằm phát triển một số cơ sở hạ tầng quan trọng đang được tiến hành hoặc dự kiến tiến hành, bao gồm tuyến metro.

Trên thế giới, Hồng Kông tiếp tục là thị trường bất động sản đắt đỏ nhất trên thế giới với mức giá trung bình hơn 1,2 triệu USD/căn.

Thị trường này cũng sở hữu phân khúc bất động sản cao cấp đắt nhất với mức trung bình gần 6,9 triệu USD/ căn.

Gia Lai: Lộ nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất công

Theo báo cáo kiểm toán số 82/KV XII-TH của Kiểm toán Nhà nước khu vực XII, trong giai đoạn 2011-2017, tỉnh Gia Lai đã để xảy ra nhiều sai phạm trong việc giao, cho thuê đất công trên địa bàn.

Cụ thể, năm 2014, UBND tỉnh Gia Lai ban hành quyết định số 111/QĐ-UBND cho Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Gia Lai thuê hơn 171m2 đất ở số 92, đường Hoàng Văn Thụ, trung tâm TP Pleiku, không qua đấu giá tài sản trên đất và quyền sử dụng đất. Điều này trái Quyết định 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đáng nói, giám đốc của doanh nghiệp là bà Trần Thị Thu Hà, vợ ông Phạm Thế Dũng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai (nhiệm kỳ 2006-2010 và 2011-2016).

Mặt khác, việc UBND tỉnh Gia Lai quy định đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa phù hợp, dẫn tới số tiền thuê đất công hàng năm tại tỉnh quá thấp. Từ đó, hàng loạt các doanh nghiệp đã thuê hàng nghìn m2 đất công giá rẻ, rồi cho thuê lại với giá cao để kiếm lời.

Đơn cử như Công ty Cổ phần Du lịch Gia Lai cho 04 doanh nghiệp khác thuê lại 04 vị trí đất công, thu về lợi nhuận hơn 2 tỷ 300 triệu đồng/1 năm. Công ty Cổ phần Gia Lai CTC cũng cho thuê lại 04 vị trí đất công, thu lợi nhuận hơn 1 tỷ 109 triệu đồng/1 năm. Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển miền núi Gia Lai cho thuê lại 3.766 m2 đất công, thu lợi nhuận 340 triệu đồng/1 năm.

Triển vọng phát triển bất động sản công nghiệp rất lớn

Thời gian qua, ngành công nghiệp Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài một cách đáng kể. Nguồn cung đất công nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới đang tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất, các giao dịch bất động sản công nghiệp lớn đang thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư.

Việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), liên tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã thu hút ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào. Điều này đã tạo động lực cho phân khúc BĐS công nghiệp và logistics phát triển.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết năm 2018, Việt Nam ghi nhận tổng vốn FDI cam kết đạt tới gần 35,46 tỷ USD, tương đương 98,8% so với năm 2017. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 6,93 tỷ USD, chiếm 81,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thực tế trên đã khiến nhu cầu bất động sản công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỉ lệ lấp đầy đạt 73%. Điều này đã tạo động lực cho phân khúc BĐS công nghiệp và logistics phát triển. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS công nghiệp, nhất là khi dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn chuyển động theo chiều hướng tăng tích cực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có các ưu đãi về thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân..., giảm các chi phí về thuê đất đai, nhà xưởng, vật chất kỹ thuật... để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Đất Vân Đồn có thực sự ‘sốt’?

Quý 1/2019, truyền thông nói nhiều về “sốt” đất Vân Đồn, nhưng thực tế tại đây chỉ có 165 giao dịch…

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tại hội thảo “Tiêu điểm Bất động sản quý I – Xu hướng & cơ hội đầu tư quý 2/2019″ diễn ra cuối tuần qua tại Thanh Hóa.

Đánh giá về thị trường bất động sản quý I, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trong quý 1/2019, các con số đều sụt giảm như nhiều đơn vị đã công bố, tổng lượng giao dịch thành công cũng không cao. Tại Hà Nội trong quý I có 5.206 sản phẩm mới được chào bán ra thị trường, nhưng giao dịch thành công chỉ đạt có 3.200 sản phẩm, sức hấp thụ thấp hơn nhiều so với quý 4/2018.

Còn tại TPHCM, trong quý 1/2019, có 3.274 sản phẩm chào bán, trong đó, có gần 3.000 giao dịch thành công.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/4/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới