Thứ sáu, 29/03/2024 12:02 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 13/8/2019

MTĐT -  Thứ ba, 13/08/2019 10:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 13/8/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 13/8/2019.

Sẽ có nhiều  thành viên đồng chủ tài khoản quỹ bảo trì chung cư

Theo dự  thảo Thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư  (Bộ Xây dựng),  chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì của nhà chung cư từ 3 đến 5 thành viên đứng đồng chủ tài khoản.

Cụ thể, trong đó có ít nhất 1 đại diện của chủ sở hữu khu căn hộ, 1 đại diện chủ sở hữu diện tích khác (nếu có), 1 đại diện chủ đầu tư (nếu có) và một số thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Kỳ hạn gửi tiền và việc đứng tên đồng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì quy định tại khoản này được quy định trong quy chế thu, chi tài chính của ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư thông qua.

Trên thực tế báo cáo của Bộ Xây dựng, tại Hà Nội, TPHCM có tổng số 458 tranh chấp, khiếu nại trong đó  79% tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì như chủ đầu tư chậm bàn giao kinh phí, tranh cãi về việc quản lý quỹ bảo trì…

Ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho rằng, theo quy định, ban quản trị toà nhà có thể là 1 thành viên hoặc nhiều thành viên cùng đứng tên đồng chủ tài khoản. Tuy nhiên nhiều hội nghị chung cư chỉ quy định 1 người trong Ban quản trị làm chủ tài khoản. Điều này đã dẫn đến tình trạng lạm quyền, lạm chi, trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho cư dân.

Lợi dụng kẽ hở này, nhiều người đã tìm mọi cách chui vào ban quản trị chung cư để trục lợi cá nhân, làm thiệt hại đến lợi ích của cư dân. Vì vậy, phải có quy định mới để siết chặt quản lý trong vấn đề này.

“Bộ Xây dựng nên xem xét, chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức bách như cần thực hiện biện pháp cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải bàn giao quỹ bảo trì; phối hợp Bộ Công an để thực hiện công tác cấp con dấu cho ban quản trị; quy định rõ chủ tài khoản của ban quản trị chung cư phải có từ hai người trở lên làm đồng chủ tài khoản để tránh trường hợp lạm quyền, trục lợi...” – ông Châu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP-Invest) cho rằng, để đảm bảo số tiền 2% phí bảo trì được sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, chi tiêu không đúng mục đích thì đồng chủ tài khoản đứng tên trong ngân hàng dứt khoát phải có 1 người của chủ đầu tư và 2 người của Ban quản trị tòa nhà. Điều này là  để phòng trường hợp rủi ro thành viên trong ban quản trị tòa nhà có thể 1 lúc nào đó bán nhà và không ở tòa nhà đó.

Hàng chục hộ dân ngăn cản thi công khu tái định cư Sài Gòn Safari

Sáng 13/8, tại huyện Củ Chi (TPHCM), ông Nguyễn Văn Út, Chánh Văn phòng UBND huyện Củ Chi đã chủ trì buổi họp báo công bố tình hình thực hiện khu tái định cư dự án Sài Gòn Safari.  

Tại buổi họp báo, lãnh đạo UBND huyện Củ Chi cho biết ngày 8/8, UBND huyện đã tổ chức khởi công thực hiện du675 án tái định cư. Tuy nhiên, trong 5 ngày thi công, (từ ngày 8-12/8), có 26 hộ dân đến ngăn cản và không cho thi công công trình.

Theo UBND huyện, các hộ dân nói trên có đất bị ảnh hưởng trong dự án Sai Gòn Safari nhưng không có đất bị ảnh hưởng trong khu đất xây dựng khu tái định cư của dự án.

“Để đảm bảo nơi ở, giải quyết bức xúc cho 247 hộ dân đăng ký nhu cầu tái định cư trong dự án, huyện ủy, UBND huyện quyết tâm thực hiện nhanh, đồng thời tiếp tục đối thoại với các hộ dân chưa đồng thuận”, ông Út nói.

Trước đó vào ngày 14/6, tại huyện Củ Chi, TTCP đã công bố Kết luận Thanh tra toàn diện Dự án Safari tại hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng.

Đối với khu tái định cư của dự án, dù đã có mặt bằng và nguồn vốn nhưng hiện nay vẫn chưa thực hiện được, trong khi theo quy định, khu tái định cư phải được thực hiện đồng thời với giải phóng mặt bằng.

Kết luận của TTCP kiến nghị khẩn trương triển khai xây dựng khu tái định cư để bố trí nơi ở cho những hộ dân đã đăng ký tái định cư.

Trong thời gian chưa xây dựng xong khu tái định cư thì UBND TPHCM cần tìm nơi tạm cư, chi tiền tạm cư cho các hộ này, đồng thời chỉ đạo UBND huyện Củ Chi và Công ty Thảo Cầm viên Sài Gòn có phương án, biện pháp hữu hiệu để quản lý diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng của dự án, cương quyết không để người dân tái sử dụng.

Dự án Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi, có diện tích hơn 485ha, được cấp phép từ năm 2004 do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư.

Có 705 hộ bị thu hồi đất, đến nay dự án này vẫn chưa được triển khai, đất thu hồi xong bị bỏ hoang nhiều năm khiến người dân bức xúc. Tháng 5-2016, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chấp thuận chủ trương giao cho đơn vị khác nghiên cứu đầu tư dự án.

Có thể cho người dân đấu giá căn hộ tái định cư

Ngày 12/8, Văn phòng UBND TP HCM có văn bản kết luận buổi làm việc giữa lãnh đạo UBND TP HCM và Sở Xây dựng TP xung quanh phương án đấu giá, giải quyết hàng ngàn căn hộ tái định cư đang tồn kho tại khu Thủ Thiêm (quận 2).

Theo đề xuất của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá (thuộc Sở Tư pháp TP HCM), TP cần lên phương án bán 3.790 căn hộ tái định cư thuộc khu 38,4 ha ở phường Bình Khánh (quận 2, TP HCM) vì hiện trạng các căn hộ sau nhiều năm xây dựng nhưng không ai ở đã có nguy cơ xuống cấp.

Theo chỉ đạo của UBND TP, trước mắt, Sở Xây dựng cần lên phương án bán đấu giá số căn hộ trên với mức giá khởi điểm 9.900 tỉ đồng. Nếu trường hợp đấu giá không thành công, có thể chia từng lô hoặc căn bán lẻ cho người dân, công chức qua hình thức đấu giá…

Trước đó, từ năm 2017 đến nay, TP HCM đã 2 lần tổ chức đấu giá số lượng căn hộ nói trên nhưng không thành công. Đợt đấu giá gần đây nhất, mức giá khởi điểm được đưa ra là 8.800 tỉ đồng nhưng không có đơn vị nào tham gia. Lý do, khi mua phải đặt cọc 20% so với giá khởi điểm và sau 30 ngày phải nộp 50% tổng giá trị trúng thầu. Đây là số tiền rất lớn, không phải nhà đầu tư, doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực tài chính để tham gia.

Hải Dương: Chỉ định nhà đầu tư dự án khu dân cư hơn 120 tỷ đồng

UBND tỉnh Hải Dương vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Nam xã Tân Hương, huyện Ninh Giang. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư 120,103 tỷ đồng này sẽ lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. UBND huyện Ninh Giang làm bên mời thầu. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư là quý III/2019.

Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng diện tích 92.951,8 m2. Thời gian thực hiện hợp đồng dự án không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định hợp đồng.

Theo kết quả sơ tuyển do UBND tỉnh Hải Dương công bố ngày 8/7/2019, nhà đầu tư duy nhất trúng tuyển là Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển xây dựng Huy Hoàng - Công ty TNHH Tập đoàn Hưng Thịnh. Nhà đầu tư đứng đầu Liên danh là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển xây dựng Huy Hoàng có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại TP. Hải Dương. 

Hòa Bình gọi đầu tư vào dự án khu nhà ở 107 tỷ đồng

UBND tỉnh Hòa Bình vừa phê duyệt danh mục dự án đầu tư nhà ở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (đợt 1 năm 2019). Theo đó, thời gian tới, UBND tỉnh Hòa Bình giao Sở Xây dựng tỉnh này thực hiện các thủ tục để kêu gọi đầu tư Dự án Khu nhà ở tại xã Hòa Sơn (Tân Hòa Garden), huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng diện tích là 6,13 ha (hiện khu đất này đã được giải phóng mặt bằng); tổng chi phí thực hiện Dự án (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) là 107 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2019 - 2022.     

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 13/8/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới