Thứ sáu, 19/04/2024 21:47 (GMT+7)

Thủ tướng: Đừng để cháy nhà, chết người rồi mới lo cải tạo chung cư

MTĐT -  Thứ sáu, 20/04/2018 13:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Mới chỉ 3% chung cư cũ được cải tạo, còn 97% chưa cải tạo. Các thành phố cần xem xét, đừng để cháy nhà rồi, chết người rồi mới lo việc sắp xếp, cải tạo”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắn nhủ như thế tại hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách trong xây dựng cơ bản diễn ra sáng 20/4.

Tại hội nghị, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Trần Ngọc Hùng nêu những bất cập “mắc” nhiều trong thực tế hoạt động.

Trước hết, về cơ chế đất đai, ông đề cập hiện tượng xin - cho dự án trong việc di dời trụ sở các cơ quan đơn vị ở vị trí đất vàng, dẫn tới chênh lệch địa tô lớn. Để khắc phục vấn đề này, ông đề nghị nhà nước chỉ thực hiện cơ chế thu hồi đất khi rất cần thiết, cần quy định đấu thầu đất với mọi dự án phát triển kinh tế không vì mục đích an ninh quốc phòng.

Chuyện khác liên quan đến vấn đề quản lý quỹ đất đai là việc cải tạo hàng nghìn chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng mà tiến độ lâu nay thực hiện rất chậm chạp, ì ạch. Theo ông Hùng, Tổng hội Xây dựng đã nhiều lần kiến nghị cơ quan quản lý các cấp dành toàn bộ quỹ đất xung quanh những khu chung cư cũ này để phục vụ việc xây mới các toà nhà, đảm bảo tái định cư tại chỗ cho người dân. Tuy nhiên, thực tế, quỹ đất vàng này cũng vẫn mất dần vì những mục đích thương mại khác.

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng dẫn chứng khu vực Giảng Võ. Đáng lẽ đây phải là nơi cần quỹ đất phục vụ việc cải tạo với cả khu Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành Công nhưng những mảnh đất đẹp nhất vẫn được dành cho các dự án chất tải thêm.

Bình luận thêm với những thông tin ông Hùng đưa ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh con số, mới chỉ 3% chung cư cũ được cải tạo, còn 97% chưa cải tạo. Lãnh đạo Chính phủ trực tiếp cảnh báo, nhắc nhở các thành phố “đừng để cháy nhà rồi, chết người rồi mới lo việc sắp xếp, cải tạo”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị (ảnh: VGP)

Cũng tham gia ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BĐS Toàn Cầu (GP.INVEST), một thành viên của Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam phát biểu với tư cách là đơn vị được UBND Hà Nội chỉ định cải tạo khu tập thể Văn Chương. Theo ông Hiển, đây là việc hết sức nhức nhối. Khu tập thể Văn Chương được xây từ những năm 1960, nay đã 58 tuổi, nguy cơ sụp đổ, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Khó khăn lớn nhất là người dân sống trong các khu tập thể cũ vẫn quan niệm nhà nước cần cải tạo nhà cho dân chứ không phải là chính người dân cần cải tạo nhà ở của mình nên ở dự án nào cũng đều đòi được đền bù với hệ số 2-2,5 lần, thậm chí tới 5 lần mà cơ chế thì không có.

Đại diện doanh nghiệp kiến nghị cần giao cho HĐND các thành phố có thẩm quyền quyết định hệ số đền bù cho người dân từng khu vực. Ngoài ra, các thành phố cũng cần có quỹ đất, có nguồn lực phục vụ cho việc này vì nếu không việc cải tạo chung cư cũ không thể làm được khi các dự án đều lỗ nặng.

Dẫn chứng những dự án đã thực hiện với mức lỗ đến trên 2 lần, ông Hiệp cho biết, nếu thực hiện cải tạo tại khu Văn Chương, doanh nghiệp sẽ lỗ khoảng 1.500 tỷ - mức lỗ mà không doanh nghiệp nào gánh được.

Theo Dân Trí

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng: Đừng để cháy nhà, chết người rồi mới lo cải tạo chung cư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...