Thứ bảy, 20/04/2024 14:03 (GMT+7)

Tây Hồ Residence: Cần phân biệt rõ đâu là bảo lãnh, đâu là thế chấp

Đức Anh - Văn Bình -  Thứ hai, 06/05/2019 16:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đã có thông tin chính thức từ cổng thông tin từ Sở TNMT về việc 2 tòa nhà CT1A và CT1B của dự án Tây Hồ Residence đã được thế chấp. Khách hàng nên thận trọng khi xuống tiền để tránh rủi ro.

Điều kiện về việc bán hàng đã thế chấp                     

Trong lĩnh vực bất động sản thì việc thế chấp để huy động thêm vốn nhằm phục vụ cho các dự án là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình đã thế chấp, CĐT có ý định đưa bất động sản đã thế chấp vào kinh doanh lại là một vấn đề khác, có thể kéo theo đó là những hệ lụy về sau.

Cụ thể là theo thông tin từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP. Hà Nội thì mới đây 2 tòa nhà CT1A, CT1B của dự án tổng thể Tây Hồ Residence do công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng phát triển nhà số 7 (Handico 7) làm chủ đầu tư đã được thế chấp.

Dự án Tây Hồ Residence tọa lạc tại số 68A đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ với 4 mặt đường thông thoáng và hưởng trọn sóng nước hồ Tây. Với vị trí chiến lược phía Tây giáp đường Vành đai 2 - Võ Chí Công, phía Đông - Đông Nam giáp đường Lạc Long Quân và Âu Cơ, đây chính là cửa ngõ của hàng loạt các đô thị mới đang phát triển của Hà Nội.

Hình ảnh 2 tòa nhà CT1A và CT1B đang trong quá trình hoàn thiện.

Trong trường hợp trên để có thể bán hàng trong khi dự án đã được mang đi thế chấp, CĐT phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và được sự đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp dự án. Ngân hàng sẽ có thông báo tới chủ đầu tư về việc cho phép chủ đầu tư bán hàng mà không cần giải chấp, hoặc việc giải chấp sẽ được hai bên thỏa thuận thống nhất bằng văn bản riêng.

Trong trường hợp này nếu khách hàng không nắm được rõ thông tin căn nhà mình có ý định mua đã được thế chấp nhưng vẫn không hề hay biết thì cuối cùng nếu xảy ra rủi ro thì người chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn là khách hàng.

Tại sao thế chấp ngân hàng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng?

Với mong muốn đem đến những thông tin kịp thời cho khách hàng đang có nhu cầu mua nhà ở 2 tòa nhà CT1A và CT1B của dự án Tây Hồ residence, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Mạnh Minh (Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng phát triển nhà số 7).

Qua trao đổi, ông Minh đã thừa nhận, việc thế chấp 2 tòa nhà CT1A và CT1B của dự án Tây Hồ residence: “Đúng là mình có thế chấp hai dự án này và thế chấp cho ngân hàng ACB văn phòng giao dịch Liễu Giai (Ba Đình). Nhưng thế chấp cho ngân hàng để ngân hàng bảo đảm quyền lợi cho người mua nhà”.

Qua những lời mà ông Nguyễn Mạnh Minh giải thích cho PV về vấn đề trên có nghĩa là muốn bảo đảm quyền lợi cho khách hàng thì bắt buộc phải thế chấp dự án để ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách hàng.

Tuy nhiên, theo Điều 56 của Luật kinh doanh bất động sản thì chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Điều này hoàn toàn riêng biệt với việc CĐT thế chấp dự án.

Biển dự án Tây Hồ Residecen.

Khi PV đề nghị CĐT cung cấp văn bản thông báo cho phép chủ đầu tư bán nhà không cần giải chấp của ngân hàng, hoặc văn bản giải chấp các căn hộ trước khi ký bán, thì đại diện chủ đầu tư không cung cấp cho PV và yêu cầu PV nếu thắc mắc thì có thể đến ngân hàng ACB văn phòng Liễu Giai để hỏi rõ hơn về vấn đề này.

Ở một diễn biến khác, ông Nguyễn Mạnh Minh tiếp tục khẳng định: "Việc thế chấp dự án hoàn toàn không dùng vào việc thi công cho dự án. Mà chỉ là để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng nên mới thế chấp".

Tuy nhiên, tại Điều 147 Luật nhà ở có quy định tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó.

Thế nhưng vị đại diện CĐT lại cho biết, việc thế chấp hoàn toàn không liên quan đến việc thi công dự án.

Hình ảnh 1 góc dự án Tây Hồ Risence.

Thiết nghĩ không thể đánh đồng việc thế chấp và bảo lãnh, PV sẽ tiếp tục liên hệ với ngân hàng ACB văn phòng Liễu Giai- Ba Đình- Hà Nội để làm sáng tỏ vấn đề này và đặc biệt có thể bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Tây Hồ Residence: Cần phân biệt rõ đâu là bảo lãnh, đâu là thế chấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ