Thứ sáu, 26/04/2024 07:20 (GMT+7)

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc cấp phép 26 biệt thự của Khai Sơn

MTĐT -  Thứ năm, 26/07/2018 09:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

PTT Trương Hòa Bình yêu cầu Hà Nội làm rõ việc xây dựng sai phép, cấp phép xây dựng đối với 26 biệt thự "khủng" ở quận Long Biên.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc báo chí phản ánh UBND Thành phố Hà Nội giao 180ha đất đối ứng cho Công ty Cổ phần Khai Sơn và việc cấp giấy phép xây dựng 26 căn biệt thự tại dự án Khu đô thị Khai Sơn City (thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) do Công ty Cổ phần Khai Sơn làm chủ đầu tư.

Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về các vấn đề có liên quan trong việc giao 180 ha đất đối ứng cho Công ty Khai Sơn và việc xây dựng sai phép, cấp phép xây dựng đối với 26 căn biệt thự tại dự án Khu đô thị Khai Sơn City; báo cáo Thủ tướng chính phủ trước ngày 1/10/2018.

Thời gian qua, báo chí liên tục phản ánh xung quanh việc 26 căn biệt thự "khủng" tại dự án Khu đô thị Khai Sơn City (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) do Cty Cổ phần Khai Sơn làm chủ đầu tư xây dựng không phép một thời gian dài sau đó được cấp phép xây dựng bổ sung khiến dư luận xôn xao.

Toàn cảnh dự án Khai Sơn Hill. Ảnh Lê Hoàng.

Điều đáng nói, sau khi phát hiện 26 căn biệt thự xây dựng không phép, ngày 14/11/2017, UBND quận Long Biên đã có quyết định xử phạt 80 triệu đồng, yêu cầu đình chỉ thi công tại dự án và yêu cầu cưỡng chế phá dỡ trong thời hạn tối đa 60 ngày. Thế nhưng, sau nhiều tháng, 26 biệt thự vẫn tồn tại.

Thậm chí, trong thời gian bị đình chỉ thi công, thay vì tiến hành tháo dỡ, cưỡng chế theo quy định thì 26 ngôi biệt thự không phép này tiếp tục thi công hoàn thiện. Trong khi đó, các cơ quan chức năng Hà Nội thì “chạy theo” để tiến hành cấp giấy phép xây dựng cho 26 biệt thự này.  Đến ngày 30/5/2018, Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp Giấy phép xây dựng số 51/GPXD đối với 26 căn biệt thự trên.

Trả lời báo chí, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (trước đó là Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, Nghị định 180/2007/NĐ-CP), tất cả các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng (như xây dựng không phép; sai phép; sai thiết kế, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng) phải được xử lý nghiêm.

“Đối với công trình xây dựng sai phép, không phép đang thi công và đáp ứng một số điều kiện nhất định: Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Chủ đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phép, sai phép phải xin giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định”, Bộ  Xây dựng nêu.

Theo Tiền Phong

Bạn đang đọc bài viết Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc cấp phép 26 biệt thự của Khai Sơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.