Thứ tư, 24/04/2024 04:25 (GMT+7)

Nghi ngại năng lực tài chính của chủ đầu tư Dự án Golden Park Tower

VĂN NGHĨA -  Thứ ba, 24/04/2018 09:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để Dự án Golden Park Tower được quảng cáo là nơi đáng sống. Chủ đầu tư đã phải bỏ ra nhiều chi phí với tổng số vốn khoảng 1.714,8 tỉ đồng. Như vậy, liệu có quá sức?

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có quyết định phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh ô đất D32 Khu Đô thị mới Cầu Giấy (số 2 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, TP Hà Nội) từ đất cơ quan, văn phòng sang chức năng đất hỗn hợp.

Đồng thời, có quyết định giao đất cho do Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Tây Đô (gọi tắt là Công ty Tây Đô), thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Constrexim (gọi tắt là Công ty Constrexim) thực hiện dự án “Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, khách sạn và nhà ở”, được chủ đầu tư quảng bá dưới cái tên gọi: “Golden Park Tower”.

Được biết, dự án được đầu tư xây dựng trên khu đất có tổng diện tích khoảng 4.576 m2, bao gồm 01 khối nhà cao 45 tầng và 04 tầng hầm để xe. Tổng số 360 căn hộ, quy mô dân số khoảng 1.200 người.

Theo nhận định của các chuyên gia, mức đầu tư khá lớn, mặt khác khu vực có nhiều dự án mang phong cách hiện đại, đáng sống, nên nếu không cân nhắc tính toán kỹ chi phí, chất lượng xây dựng, nội thất bên trong thì rất dễ bị lỗ vốn và ngược lại!

Dự án Golden Park Tower

 Để dự án được triển khai suôn sẻ, đúng chất lượng, đúng tiến độ chủ đầu tư cần tới khoảng 1.714,8 tỉ đồng. Trong đó, tiền vay từ các tổ chức tín dụng được xác định khoảng 842,6 tỉ đồng, số tiền còn lại khoảng 529,2 tỉ đồng phải huy động từ các nguồn khác.

Và tất nhiên, một trong những nội dung cốt yếu theo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư mà UBND TP Hà Nội đưa ra là nghiêm cấm việc huy động vốn để triển khai dự án không đúng quy định của pháp luật dưới mọi hình thức.

Vậy năng lực chủ đầu tư như thế nào? Công ty Tây Đô là một cái tên khá mới! Các ngành nghề kinh doanh rất đa dạng, song hoạt động hầu như chưa có gì nổi bật. Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Triều Dương, ông Dương đồng thời là Tổng Giám đốc của Công ty Constrexim.

Nguồn tài chính của chủ đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào Công ty Constrexim. Song, Công ty Constrexim có thực sự là chỗ dựa vững chắc hay không khi đang còn bận tâm đến các dự án khác? Dù vậy, cả Công ty Tây Đô, Công ty Constrexim phải có tài sản đủ lớn để thế chấp thì các tổ chức tín dụng mới có thể rót khoảng 842,6 tỉ đồng để thực hiện Dự án “Golden Park Tower”.

Theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, kể từ cuối năm 2017, chủ đầu tư đã cho tiến hành ép cọc, làm móng. Và mới đây là ra mắt, quảng bá, giới thiệu, ký kết, ủy quyền cho sàn đứng ra giao dịch bất động sản.

Ông Nguyễn Triều Dương – Tổng Giám đốc Công ty Constrexim đã thừa nhận có ủy quyền cho Công ty Cổ phần dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc quảng bá, giao dịch, ký kết, nhận tiền của khách hàng.

Kể từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng phải kiểm tra, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định của pháp luật vê xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản, hướng dẫn nhà đầu tư xác định rõ diện tích sở hữu chung, sở hữu riêng, lập phương án tổ chức quản lý, vận hành sau đầu tư và các nội dung liên quan đến giao dịch mua, bán về nhà ở theo quy định.

Ngoài ra, Sở TNMT, UBND quận Cầu Giấy cũng được giao các nhiệm vụ về nghĩa vụ đất đai, quản lý sử dụng đất, giám sát cộng đồng về quản lý các hoạt động xây dựng,..

Thế nhưng, các cơ quan này đã vào cuộc giám sát, đôn đốc, chỉ đạo như thế nào trước thực tế đang diễn ra? Chủ đầu tư đang dùng cách nào để đảm bảo nguồn lực tài chính phát triển Dự án? Quyền lợi khách hàng sẽ đi đến đâu?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin. 

Bạn đang đọc bài viết Nghi ngại năng lực tài chính của chủ đầu tư Dự án Golden Park Tower. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới