Thứ sáu, 26/04/2024 12:16 (GMT+7)

Hàng loạt vi phạm tại dự án Công viên Sài Gòn Safari

MTĐT -  Thứ bảy, 22/06/2019 17:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ông Đặng Công Huẩn - Phó tổng Thanh tra Chính phủ vừa ký văn bản thông báo Kết luận thanh tra toàn diện dự án Thảo Cầm Viên mới (Dự án Công viên Sài Gòn Safari) tại huyện Củ Chi, TPHCM.

Theo infonet, ngày 21/6, Thanh tra Chính phủ đã ra thông báo kết luận thanh tra số 1007/TB-TTCP về thanh tra toàn diện dự án Thảo Cầm Viên mới (Công viên Sài Gòn Safari) tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Kết luận thanh tra đã chỉ ra trách nhiệm của các sở, ban, ngành Thành phố liên quan đến quá trình thực hiện dự án này.

Hàng loạt sở ngành TP.HCM chịu trách nhiệm

Công viên Sài Gòn Safari là dự án quy mô lớn, diện tích đất phải thu hồi lên đến 456,85ha. Đây là dự án trong lĩnh vực văn hóa, du lịch nhưng UBND TP.HCM chưa thực hiện đúng trình tự pháp lý theo quy định.

“UBND Thành phố giao cho Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn (Công ty TCVSG) làm chủ đầu tư dự án, trong khi Công ty TCVSG không đủ năng lực thực hiện. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nay dự án chưa triển khai được”, kết luận thanh tra nêu rõ và xác định trách nhiệm này thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP.HCM giai đoạn từ 2001 – 2006.

Gần 14 năm, người dân TP.HCM vẫn chưa thấy Công viên Sài Gòn Safari hoàn thiện.

Về quy hoạch dự án, Thanh tra Chính phủ xác định, tháng 6/2004 UBND Thành phố ban hành quyết định thu hồi và tạm giao 485,35ha đất cho Công ty TCVSG để bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng công viên là chưa đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định.

Chủ đầu tư không xây dựng kế hoạch đấu thầu gói thầu tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/2000 để trình Sở Giao thông vận tải (GTVT) thẩm định là vi phạm quy định. Trách nhiệm thuộc về giám đốc Công ty TCVSG, đồng thời giám đốc Sở GTVT cũng chịu trách nhiệm liên đới vì không kịp thời kiểm tra, đôn đốc.

Kế tiếp, sau gần 13 năm kể từ khi UBND TP.HCM có văn bản chấp thuận chủ trương tuyển chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch phân khu 1/2000 công viên Sài Gòn Safari thì đồ án quy hoạch mới hoàn thành và được phê duyệt là thời gian quá dài.

Thanh tra Chính phủ đánh giá ngoài nguyên nhân khách quan là giá thuê chuyên gia nước ngoài quản lý dự án khá cao, không phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước hiện nay thì có lỗi chủ quan là do các cơ quan chức năng của TP.HCM chưa cố gắng tìm giải pháp phù hợp để báo cáo xin chỉ đạo của Thủ tướng. Trách nhiệm này thuộc UBND TP.HCM, Sở KHĐT, Sở Xây dựng, Sở GTVT và Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT).

Thất thoát gần 105 tỷ đồng ngân sách

Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với dự án Công viên Sài Gòn Safari, Thành phố chỉ có phương án giá số 99/PA-GBT và hai văn bản khác. Tại thời điểm thanh tra, Thành phố không có phương án đền bù theo quy định.

Về nội dung, Thanh tra Chính phủ phát hiện có một số quy định không phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai, việc áp giá đền bù chưa phù hợp với quy định làm phát sinh chi phí đền bù tăng trên 104,7 tỷ đồng.

“Số tiền 104,7 tỷ đồng đã được chi trả đầy đủ cho người dân, qua thanh tra chưa phát hiện dấu hiệu vụ lợi nhưng cần phải kiểm điểm một cách nghiêm túc. Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình vào tháng 11/2017, đại diện các bộ ngành trung ương đều thống nhất không thu hồi lại từ người dân, nhưng UBND TPHCM cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương để chi trả”- thông báo của Thanh tra Chính phủ cho hay.

Kết luận còn chỉ rõ, quá trình triển khai thu hồi đất (xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư, việc áp giá chiết tính,…) có nhiều sai sót, làm thất thoát ngân sách nhà nước, nhưng đều theo hướng có lợi hơn cho người bị thu hồi đất. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khiếu kiện hiện nay là do kể từ khi thu hồi đất đến nay gần 14 năm nhưng dự án chưa triển khai xây dựng và có sự so bì giữa các hộ dân có đất bị thu hồi.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hàng loạt vi phạm tại dự án Công viên Sài Gòn Safari. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.