Thứ sáu, 26/04/2024 13:13 (GMT+7)

Hà Nội chính thức thanh tra vụ đập bỏ Công viên nước Thanh Hà

MTĐT -  Thứ năm, 20/02/2020 09:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thanh tra TP Hà Nội đã tổ chức công bố quyết định thanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình xử lý cưỡng chế tại Công viên nước Thanh Hà (quận Hà Đông).

Theo VTC News, ngày 19/2, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thanh tra TP Hà Nội tổ chức công bố quyết định về việc thanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình xử lý cưỡng chế tại Công viên nước Thanh Hà.

Theo đó, Đoàn thanh tra sẽ do ông Nguyễn Trọng Hòa, Phó trưởng Phòng Thanh tra 2 làm trưởng đoàn. Ngoài ông Hoà, Đoàn còn có thêm 4 thành viên khác.

"Đoàn có nhiệm vụ thanh tra trách nhiệm của UBND phường Phú Lương, UBND quận Hà Đông để xảy ra việc xây dựng trái phép tại Công viên nước Thanh Hà; quy trình, thủ tục thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật", quyết định thanh tra nêu rõ.

Thời gian thanh tra từ ngày 19/2 đến ngày 29/2/2020.

Công viên nước Thanh Hà trị giá hàng trăm tỷ đồng bị quận Hà Đông cưỡng chế thành bãi phế liệu.

Cũng liên quan tới vụ việc này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản cho biết, đã nhận được đơn kiến nghị của Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco5 về việc cưỡng chế tháo dỡ Công viên nước Thanh Hà.

Văn phòng Chính phủ thông tin, chuyển đơn này tới UBND TP Hà Nội để xem xét, giải quyết theo quy định.

“Tháo dỡ” hay “phá dỡ” cũng không phải đập phá, phá hủy

Xung quanh sự việc cưỡng chế Công viên nước Thanh Hà, dư luận đang tranh luận xung quanh việc hoạt động thực thi công vụ của UBND phường Phú Lương và UBND quận Hà Đông là “tháo dỡ” hay “phá dỡ” khiến toàn máy móc, thiết bị trong khuôn viên công viên không thể sử dụng được.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chiều 19/2, dưới góc nhìn pháp lý, ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho biết, “tháo dỡ” hạng mục, công trình vi phạm là chế tài được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, theo Nghị định hướng dẫn thi hành luật này trong lĩnh vực xây dựng, chế tài này lại được ghi là “phá dỡ”.

“Khi thảo luận dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nhiều ý kiến đã tranh luận nên để “tháo dỡ” hay “phá dỡ”. Và lúc đó, các vị đại biểu Quốc hội đã lựa chọn phương án “tháo dỡ”. Nói về hiệu lực pháp lý, thì trong cùng lĩnh vực, luật phải cao hơn” - ông Thảo phân tích.

Tuy nhiên, dù là “tháo dỡ” hay “phá dỡ”, ông Đinh Xuân Thảo cho rằng, không thể hiểu là đập phá, phá hủy: “Tôi là người nghiên cứu về lập pháp và ở đây, “tháo dỡ” hay “phá dỡ” là việc dỡ bỏ công trình, thiết bị đã xây dựng không phép hoặc trái phép để khôi phục tình trạng ban đầu hoặc sử dụng vào mục đích khác, không có nghĩa là phá hủy. Phá hủy các thiết bị kèm theo càng không đúng, không pháp luật nào cho phép anh phá dỡ theo nghĩa là đập phá.

Ngoài ra, cần phải bảo đảm, bảo quản phương tiện, tang vật tức là tài sản liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật để xử lý theo đúng quy định và không được tiêu hủy, hủy hoại tài sản trên công trình xây dựng có vi phạm”.

Như vậy, dù hiểu theo Luật Xử lý vi phạm hành chính hay theo Nghị định hướng dẫn thi hành, chế tài “phá dỡ” tuyệt đối không được hiểu theo nghĩa đập phá, hủy hoại, nhất là đối với các tài sản, trang thiết bị gắn liền với công trình vi phạm” - ông Thảo nhấn mạnh thêm.

Còn theo Phó Ban Dân nguyện của UBTVQH Lưu Bình Nhưỡng cho hay, trước khi bị cưỡng chế, phía chủ đầu tư Công viên nước Thanh Hà có tháo dỡ một số hạng mục và có văn bản đề nghị chính quyền địa phương cho thời gian để các chuyên gia nước ngoài đến tháo dỡ các hạng mục khó.

"Nếu UBND quận Hà Đông đã nhận được các văn bản đó thì quá trình cưỡng chế cần phải có sự cân nhắc, thậm chí phải hỏi các chuyên gia.

Còn có cần thiết phải xử lý đến mức đập phá thành một đống ngổn ngang, không dùng được vào việc gì hay không?", ông Nhưỡng nêu.

Ông nêu quan điểm, việc "phá dỡ thành một đống ngổn ngang như vậy nhìn rất đau lòng, gây phản cảm cho xã hội".

ĐBQH cho rằng, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nếu chủ đầu tư vi phạm thì chính quyền áp dụng các quy định buộc phải khắc phục hậu quả, chứ không được phá tài sản đến mức không sử dụng được.

"Đối với côngtrình vi phạm mà chủ đầu tư không phá dỡ, buộc Nhà nước phải cưỡng chế, thì anh còn mất thêm tiền. Tuy nhiên, hệ thống máy móc, thiết bị vẫn phải bảo đảm cho người ta. Đó là tài sản của xã hội, do người dân, doanh nghiệp làm ra chứ đâu thể đập phá tan tành như vậy. Tôi cho rằng cưỡng chế như thế chưa có sự cân nhắc đầy đủ các khía cạnh” - ông Nhưỡng nói thêm.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội chính thức thanh tra vụ đập bỏ Công viên nước Thanh Hà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.