Thứ năm, 25/04/2024 16:37 (GMT+7)

Doanh nghiệp không mặn mà, kế hoạch phát triển NƠXH bị thất bại?

MTĐT -  Thứ năm, 28/05/2020 17:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay cả nước có 1.040 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân khu công nghiệp.

Trong đó, có 507 dự án nhà ở xã hội độc lập với tổng diện tích đất hơn 1.375ha và 533 dự án được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị, với diện tích đất hơn 1.983ha.

Hiện, đã có 248 dự án hoàn thành với tổng diện tích hơn 5.175.000m2 sàn, quy mô khoảng 103.500 căn hộ; 264 dự án đang triển khai (10.825.000m2 sàn xây dựng, 216.500 căn hộ). Các dự án còn lại chưa triển khai hoặc đang làm thủ tục đầu tư xây dựng.

So với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu m2 sàn nhà ở), việc phát triển nhà ở xã hội đến nay mới đạt khoảng 41,4%. Nguyên nhân là do một số cơ chế hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội cải thiện được nhà ở còn bất cập, trong đó có Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Trước đó, tại Hội nghị thảo luận sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, đến nay, đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi để hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội cải thiện được nhà ở.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội trong giai đoạn tới.

Đó là một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định nhóm đối tượng chính sách xã hội; quy định chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội phải dành 20% quỹ nhà ở trong dự án; quy định về một số thủ tục hành chính còn phức tạp như phải thẩm định về giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội…

Bên cạnh đó, còn có khó khăn, hạn chế về nguồn vốn; quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, cụ thể như là hiện nay quy định các dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị tại các đô thị từ loại 3 trở lên mới bắt buộc phải dành diện tích đất trong dự án cho phát triển nhà ở xã hội, vì vậy mà thời gian qua hầu hết các chủ đầu tư dự án có quy mô dưới 10ha đất đều lựa chọn hình thức nộp bằng tiền thay vì dành quỹ đất hay quỹ nhà trong dự án làm nhà ở xã hội dẫn đến việc thiếu quỹ đất cho đầu tư nhà ở xã hội…

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, tài chính, cơ chế chính sách cho việc phát triển NƠXH vẫn còn lúng túng, chưa đầy đủ. Để kêu gọi được chủ đầu tư, nhà thầu tham gia các dự án NƠXH, Nhà nước đã đưa ra những ưu đãi nhất định.

"Nhưng việc đưa ra ưu tiên cho xây dựng NƠXH phải là những ưu tiên cần thiết và có chế tài bắt buộc để các doanh nghiệp có động lực, có hứng thú. Các ưu đãi đối với việc xây dựng NƠXH phải đủ lớn mới hút được doanh nghiệp đầu tư nhưng các ưu đãi này phải gắn với trách nhiệm, đó là phải xây dựng xong mới được hưởng." ông Thịnh nói.

Mặt khác, nên để địa phương bình xét những người được mua NƠXH. Đồng thời, cần công khai, minh bạch, tạo niềm tin và thực hiện số hóa về thông tin các dự án NƠXH, về đối tượng được hưởng và quy trình thủ tục. Không để tình trạng như hiện nay, chủ trương chưa nhất quán từ trên, thông tin vừa thiếu và mập mờ thì khó có thể "cởi nút thắt" phát triển NƠXH.

“Cần có những quy hoạch đồng bộ, dài hơi. Đặc biệt, có những hệ số mở trong các chỉ tiêu quy hoạch làm tăng hiệu quả việc sử dụng đất cũng như cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ nhằm tạo ra những căn hộ phù hợp với túi tiền người dân. Bên cạnh đó, trong khi quỹ đất ngày càng hạn chế, việc chọn nhà đầu tư có năng lực cũng cần được Nhà nước quan tâm. Bằng hình thức đấu giá, thu tiền sử dụng đất tạo ra số tiền lớn làm hạ tầng kết nối quanh dự án. Điều này sẽ giải quyết được tình trạng quá tải về hạ tầng giao thông, trường học, ngập úng trong khu vực nội đô như hiện nay”, ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai đề xuất. 

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp không mặn mà, kế hoạch phát triển NƠXH bị thất bại?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.