Thứ sáu, 29/03/2024 15:44 (GMT+7)

Điểm nghẽn về chủ trương đầu tư dự án sẽ khiến thị trường đi xuống?

Thành Võ -  Thứ sáu, 04/01/2019 16:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo tham luận của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thì vấn đề này là một trong những nguyên chính khiến thị trường bất động sản đi xuống.

Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có những ý kiến liên quan đến vấn đề về chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM.

Theo Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở thì doanh nghiệp phải "Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại".

Tuy nhiên, HoREA cho biết, quy định trên đã vô tình gây cản trở các dự án phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư mới, kể cả các khu dân cư nông thôn...bởi lẽ, các dự án này đều sử dụng chủ yếu quỹ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng.

Việc cơ quan nhà nước chưa giải quyết chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các trường hợp doanh nghiệp đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng để thực hiện dự án bất động sản là điểm nghẽn đầu tiên trong các điểm nghẽn của thị trường bất động sản hiện nay.

Chấp thuận chủ trương đầu tư là bước đi đầu tiên phải đạt được để thực hiện tiếp các bước triển khai dự án. Đến thời điểm này, doanh nghiệp đã bỏ ra một nguồn vốn rất lớn (bao gồm cả vốn vay, vốn huy động) để giải phóng mặt bằng và thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư.

Ông Đinh Thế Hiển nhận định thị trường bất động sản năm 2019 sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, kể từ 1/7/2015 (Luật Nhà ở có hiệu lực) đến nay, Sở đã thụ lý 170 dự án đề nghị công nhận chủ đầu tư. Trong đó, chỉ có 44 dự án có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, chiếm tỷ lệ 26%. Còn lại 126 dự án, chiếm tỷ lệ đến 74%, chủ yếu có nguồn gốc do bồi thường đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng. Hầu hết trong 170 dự án trên đây còn có quỹ đất công như đường hẻm, đường mòn nông thôn, đất ven bờ sông rạch.

HoREA cho biết, việc xuất hiện điểm nghẽn về chấp thuận chủ trương đầu tư là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung dự án, sụt giảm sản phẩm nhà ở, sụt giảm nguồn cung căn hộ vừa túi tiền, sụt giảm giao dịch bất động sản.Nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, bị đọng vốn kéo dài, chịu lãi vay tăng cao, dễ dẫn đến bị rơi vào nhóm nợ xấu, mất cơ hội đầu tư, kinh doanh, thậm chí có nguy cơ phá sản.

Ông Đinh Thế Hiến - Chuyên gia bất động sản chia sẻ: "Thị trường bất động sản TP.HCM năm 2019 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2017, 2018 vì các ngân hàng xiết chặt việc cho vay tín dụng. Ngoài ra, thị trường hiện tại cũng đang còn tương đối nhiều hàng hóa nên cần có thời gian để tiêu thụ số lượng còn lại vì vậy thì trường bất động sản năm 2019 chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn".

Gần đây, Bộ Xây dựng cho biết sẽ đề xuất sửa đổi từ "đất ở" thành cụm từ "đất ở và các loại đất khác" tại Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở thống nhất với Luật Đất đai.

Từ giữa năm 2015 đến nay, Hiệp hội đã có rất nhiều Văn bản kiến nghị Chính phủ, Quốc hội nhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết vì liên quan đến quy trình xem xét sửa đổi, bổ sung các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...

Bạn đang đọc bài viết Điểm nghẽn về chủ trương đầu tư dự án sẽ khiến thị trường đi xuống?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.