Thứ năm, 18/04/2024 13:26 (GMT+7)

Chìa khóa cho bất động sản nghỉ dưỡng sau đại dịch Covid-19

MTĐT -  Thứ hai, 01/06/2020 17:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bất động sản nghỉ dưỡng là một trong những phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát dịch thành công, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong nước bắt đầu phục

Đánh giá về tình hình kinh doanh của bất động sản nghỉ dưỡng sau đại dịch Covid-19, mới đây, Savills Hotels đã tiến hành khảo sát 635 khách sạn và khu nghỉ dưỡng thuộc phân khúc bốn và năm sao tại Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát, có 493 cơ sở lưu trú, tương đương 78% đã mở cửa đón khách; trong đó đa phần các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã cung cấp đầy đủ tiện ích đi kèm, chỉ có một số ít các cơ sở áp dụng chiến lược tạm ngưng một phần để cắt giảm chi phí. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 22% cơ sở vẫn tạm dừng hoạt động cho đến khi khách quốc tế quay trở lại.

Theo khảo sát, gần một nửa các cơ sở lưu trú đã đưa ra những chương trình ưu đãi và giảm giá sau khi mở cửa trở lại. Các cơ sở lưu trú thuộc phân khúc cao cấp thường đưa ra những chương trình ưu đãi như cung cấp các gói dịch vụ hấp dẫn, miễn phí các dịch vụ như ăn uống, vận chuyển… nhằm thu hút khách du lịch trong nước.

Kết quả khảo sát cho thấy các dự án tại điểm đến ven biển như Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Nam và Phan Thiết đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và cạnh tranh hơn cả sau khi mở cửa đón khách trở lại. Nguyên nhân vì các khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại đây đều chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự sụt giảm khách quốc tế. Do vậy, việc đưa ra các chương trình khuyến mãi trong giai đoạn này sẽ giúp kích cầu du lịch nội địa.

Theo khảo sát của Savills Hotels, hầu hết các khách sạn và khu nghỉ dưỡng sau khi mở cửa trở lại đều cung cấp tiện ích phòng họp và hội nghị, trong đó, Hà Nội và TP.HCM vẫn là hai thị trường chính của phân khúc này.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho biết, "Việc mở cửa trở lại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng để đón khách được xem là một bước đi dũng cảm của các chủ đầu tư Việt Nam, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia lân cận như Thái Lan, nơi hầu hết các khách sạn vẫn đang tạm ngưng hoạt động để chờ sự khôi phục của thị trường khách quốc tế. Phần lớn các cơ sở lưu trú ở TPHCM và Hà Nội đều mở cửa hoạt động trở lại nhằm giữ chân các nhân sự chủ chốt và tránh mất thị phần trong trường hợp thị trường có sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch."

Các cơ sở lưu trú tại thị trường ven biển dường như thận trọng hơn trong quyết định mở cửa đón khách, điển hình như Phú Quốc hay Quảng Nam với tỷ lệ mở lại lần lượt là 58% và 55%. Hoạt động kinh doanh dự kiến vẫn bị chững lại trong những tháng tới mặc dù công suất trung bình trong những tuần đầu Tháng Năm đã đạt khoảng 16% cho thấy thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.

Mức tăng công suất này chủ yếu đến từ các điểm đến du lịch có thể tiếp cận bằng xe như Hồ Tràm Long Hải, Đà Lạt và Bà Rịa Vũng Tàu; trong đó một số địa điểm khai thác hết công suất vào cuối tuần do phần lớn du khách vẫn e ngại di chuyển bằng đường hàng không sau dịch Covid-19.

Những khách sạn cao cấp và hạng sang tại các thành phố lớn do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn khách quốc tế và khách công vụ nên công suất sụt giảm xuống chỉ còn một chữ số, trong đó một số cơ sở chỉ đạt mức 5%.

Một số cơ sở lưu trú nhờ có lượng khách dài hạn nên có thể duy trì công suất ở mức cao hơn. Thị trường khách nội địa, mặc dù chiếm 83% tổng lượng khách du lịch trong năm 2019, được xem là nhóm khách nhạy cảm hơn về ngân sách du lịch so với phân khúc khách quốc tế và khách công vụ.

Hầu hết các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã hoạt động trở lại vào Tháng Năm với nhiều chương trình ưu đãi đa dạng. Kết quả khảo sát của Savills Hotels cho thấy gần một nửa các cơ sở lưu trú đã đưa ra những chương trình ưu đãi và giảm giá sau khi mở cửa trở lại.

Mặc dù đã mở cửa trở lại, nhưng bài toán đặt ra cho thị trường BĐS du lịch - nghỉ dưỡng ở thời điểm này là làm sao để bùng nổ thực sự khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Làm sao để phân khúc này có thể trỗi dậy mạnh mẽ xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó. Mà như cách nói của hầu hết các chuyên gia trong ngành, phân khúc này vẫn còn dư địa và tiềm năng rất lớn khi Việt Nam vốn được ưu đãi về thiên nhiên, khí hậu.

Theo các chuyên gia, câu chuyện của BĐS nghỉ dưỡng là phải đảm bảo được tỉ suất lấp đầy trong dài hạn mới mang lại quyền lợi cho khách hàng tham gia. Theo đó, với bối cảnh cạnh tranh thì CĐT tìm đúng hướng đi vừa để tồn tại trên thị trường, vừa nâng tầm sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.

Với cảnh quan thiên nhiên vượt trội, hệ thống khách sạn và resort cao cấp nở rộ ở các điểm đến nổi tiếng là cơ hội để Việt Nam khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Đơn cử như Phú Quốc, nhiều chuyên gia nhận định, sức hấp dẫn về du lịch cũng như đầu tư BĐS đến từ đường bờ biển dài 150km, thiên nhiên phong phú, thời tiết thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm.

Dưới góc nhìn cơ quan quản lý, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Du lịch cho rằng, điểm nổi bật của du lịch Việt Nam giai đoạn sắp tới là sự vào cuộc mạnh mẽ của các nhà đầu tư tư nhân trong phát triển hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch.

Minh Tuệ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chìa khóa cho bất động sản nghỉ dưỡng sau đại dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.