Thứ sáu, 19/04/2024 23:31 (GMT+7)

Cầu Giấy: Dự án bỏ hoang nhiều năm được điều chỉnh quy hoạch

Cẩm Anh -  Thứ ba, 11/06/2019 14:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau 9 năm “đắp chiếu”, dự án chung cư tại lô B12 Nam Trung Yên (P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội) thoát khỏi diện bị thu hồi nhờ điều chỉnh quy hoạch, tăng đáng kể chiều cao và số lượng căn hộ.

Dự án bỏ hoang, công trình trái phép ngang nhiên hoạt động

Trước đó, Bản tin Bất động sản số 14 của Truyền hình Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã phản ánh Dự án "Xây dựng khách sạn và gara cao tầng, thương mại, dịch vụ văn phòng và căn hộ" của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Sao Phương Bắc (Sao Phương Bắc) tại lô đất B12 khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy được giao đất gần 10 năm nay vẫn chưa triển khai, tuy nhiên dự án trên lại không nằm trong diện bị thu hồi.

Tại vị trí xây dựng dự án mọc lên sân bóng cỏ nhân tạo Ngọc Bảo hoạt động trái phép cùng các công trình tạm gây bức xúc trong nhân dân.

Cổng vào dự án nằm trên phố Vũ Phạm Hàm (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội). 

Để làm rõ vấn đề trên, phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND quận Cầu Giấy. Sau rất nhiều lần chủ động liên hệ trong vòng 2 tháng qua, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy đã giao UBND phường Trung Hòa trả lời thông tin báo chí.

Sáng ngày 10/6/2019, làm việc với phóng viên, bà Phan Thị Hải Yến – Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa cho biết, vào cuối năm 2017, UBND phường Trung Hòa đã cưỡng chế, giải tỏa toàn bộ sân bóng hoạt động trái phép và các công trình tạm. Dự án trên hiện đang quây tôn, không sử dụng vào mục đích gì.

Hiện tại đất đang được chủ đầu tư quây tôn, không sử dụng vào mục đích gì, sân bóng đã được tháo dỡ, chỉ còn nền cỏ nhân tạo giữ nguyên không sử dụng. Mới đây, chủ đầu tư đã thông báo với phường xin đóng cọc thử trọng tải tại lô đất”, bà Yến trao đổi với phóng viên.

Công trình tạm vẫn còn, dù đã được cưỡng chế, tháo dỡ vào cuối năm 2017. 

Chia sẻ với phóng viên là vậy, thế nhưng chiều cùng ngày, có mặt tại lô đất B12 Nam Trung Yên, chúng tôi tận mắt chứng kiến sân bóng vẫn đang hoạt động công khai, các phương tiện ô tô, xe máy đỗ đầy cả bên trong lẫn bên ngoài khu vực cổng ra vào nằm trên con phố Mạc Thái Tông, càng về chiều tối, lượng người và xe ra vào càng đông. Các công trình tạm vẫn đang tồn tại.

Theo bà Yến, Công ty Sao Phương Bắc có trình bày với UBND phường Trung Hòa rằng trước đó chủ đầu tư thuê đơn vị bảo vệ để trông nom dự án. Tuy nhiên, họ tự ý cho người vào làm sân bóng, bãi tập xe, hàng quán. Do không xác định được thời gian xây dựng và sử dụng sai mục đích nên UBND phường đã áp dụng phương án tháo dỡ khắc phục hậu quả.

Chiều cùng ngày có mặt tại dự án, người ra vào tấp nập. 

Đến nay, tất cả các công trình trên vẫn đang hoạt động dù đã từng bị cưỡng chế, giải tỏa. Điều vô lý nhất là chính cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương là UBND phường Trung Hòa cũng không nắm bắt được tình hình. Sự việc trên khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu có một sự “thỏa thuận” hay “bao che” nào ở đây hay không? Khi mà hành vi vi phạm pháp luật ngang nhiên tồn tại mà không bị bất cứ cơ quan nào xử lý?

Doanh nghiệp xin điều chỉnh quy hoạch “cứu” dự án đắp chiếu

Làm việc với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hải Yến xác nhận, UBND phường Trung Hòa đã nhận được văn bản từ Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP. Hà Nội về việc chấp thuận điều chỉnh mặt bằng dự án, có nâng số chiều cao và căn hộ.

Cụ thể, dự án tại lô đất B12 Nam Trung Yên trước đây gồm 3 công trình cao 04, 19 và 25 tầng (chưa kể tầng kỹ thuật, mái), với tổng số 392 căn hộ, nay được điều chỉnh chiều cao lên thành 39 – 43 tầng, nâng tổng số căn hộ được phép lên tới 540 căn.

Hiện, chủ đầu tư đã phối hợp với UBND phường Trung Hòa lấy ý kiến cộng đồng dân cư đánh giá tác động môi trường. Các thủ tục khác để được cấp phép xây dựng đều do chính chủ đầu tư chủ động liên hệ với các cơ quan chuyên môn, UBND phường Trung Hòa không nắm bắt được thông tin.

Sân bóng trái phép vẫn đang hoạt động.

Như vậy, sau khoảng 9 năm kể từ khoảng thời gian được giao đất (năm 2010), việc điều chỉnh quy hoạch là “kim bài miễn tử” giúp dự án này không bị thu hồi. Đồng thời, hứa hẹn đem lại cho chủ đầu tư một món lợi khổng lồ với việc tăng hàng trăm căn hộ so với quy hoạch ban đầu.

UBND phường Trung Hòa sẽ tiếp tục xử lý công trình trái phép trên như thế nào? Vì sao sau 9 năm không triển khai, dự án tại lô đất B12 Nam Trung Yên lại không bị thu hồi, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP. Hà Nội dựa vào đâu để đồng ý đề nghị điều chỉnh quy hoạch của chủ đầu tư?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin sau khi nhận được phản hồi tiếp theo từ UBND phường Trung Hòa và Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP. Hà Nội!

Điểm i khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013 quy định : 

  1. i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Bạn đang đọc bài viết Cầu Giấy: Dự án bỏ hoang nhiều năm được điều chỉnh quy hoạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...