Thứ tư, 24/04/2024 14:46 (GMT+7)

Bình Dương: “Hô biến” nhà thu nhập thấp thành nhà thương mại (Bài 2)

N.Dung - Đ.Thuận -  Thứ hai, 02/12/2019 11:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngoài dự án khu nhà ở thu nhập thấp Lê Phong An Phú, nhiều dự án khác của Công ty Lê Phong cũng vướng nhiều tai tiếng.

Một dự án đem thế chấp nhiều ngân hàng

Nếu chỉ nhìn vào danh sách các dự án của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lê Phong (Công ty Lê Phong) như Khu nhà ở thu nhập thấp Lê Phong - Thuận Giao, Lê Phong Bình Chuẩn (TX. Thuận An); Tân Đông Hiệp 2, Tân Bình (TX. Dĩ An)…, có lẽ nhiều khách hàng đều nghĩ là đây là một công ty có quy mô lớn và uy tín trong lĩnh vực BĐS. Thực tế, dự án nào của DN này cũng đều dính nhiều tai tiếng.

Ngoài dự án khu nhà ở thu nhập thấp Lê Phong An Phú, Công ty Lê Phong từng dính nhiều tai tiếng tại các dự án khác

Chẳng hạn, dự án khu nhà ở thu nhập thấp Tân Bình mặc dù chưa hoàn thiện công tác san lấp mặt bằng cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhưng công ty này vẫn ngang nhiên rao bán và nhận tiền đặt cọc của khách hàng. Đáng nói, mặc dù là khu nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng chủ đầu tư lại rao bán đất nền với giá dành cho người giàu. Và điều khiến khách hàng bức xúc hơn cả là dù đã nhận cọc của khách hàng, nhưng Công ty Lê Phong vẫn mang hàng trăm sổ đỏ đi thế chấp ở các ngân hàng để vay hàng tỷ đồng.

Cụ thể, khu dự án này được Công ty Lê Phong làm các thủ tục pháp lý để phân thành hàng trăm lô đất từ cuối năm 2016 và đến hết năm 2017 đã được cấp xong sổ đỏ. Đúng ra, sau khi nhận được sổ, Lê Phong phải có trách nhiệm làm các thủ tục pháp lý sang tên cho khách hàng. Thế nhưng, ngày 27/6/2017, Lê Phong mang 90 sổ đỏ đi thế chấp cho các ngân hàng để vay hàng tỷ đồng. Tiếp đó, ngày 17 - 18/1/2018, Lê Phong lại tiếp tục đem 100 sổ đỏ của dự án này thế chấp cho 2 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Bình Dương và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương để vay hàng trăm tỷ đồng. Chưa hết, 160 sổ đỏ còn lại của dự này cũng bị chủ đầu tư “cắm” vào Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Bình Dương nhằm vay thêm tiền.

Việc Công ty Lê Phong 3 lần mang hàng trăm sổ đỏ của dự án khu nhà ở thu nhập thấp Tân Bình đi cầm cố ở ngân hàng đã khiến không ít khách hàng rơi vào cảnh khốn đốn.

Qua mặt các cơ quan chức năng Bình Dương?

Mặc dù các dự án chưa đáp ứng được các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật nhưng Công ty Lê Phong vẫn ngang nhiên triển khai huy động vốn rầm rộ qua việc nhận tiền cọc của khách hàng. Việc làm này có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn trái phép. Thế nhưng, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương lại dung túng, để cho DN này đánh lừa khách hàng hết dự án này đến dự án khác!

Dự án khu nhà ở thu nhập thấp Tân Bình từng 3 lần bị Công ty Lê Phong mang đi cầm cố ngân hàng

Theo quy định của pháp luật, các dự án phân lô bán nền phải đảm bảo rất nhiều yêu cầu như: Chủ đầu tư phải hoàn thiện thủ tục đấu nối giao thông, môi trường, PCCC, điện nước; hay phải hoàn tất thủ tục chuyển nhượng tài sản trên đất; hoặc quyết định giao đất của cấp thẩm quyền cho chủ đầu tư cũng như quyết định phê duyệt đơn giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính…, sau đó cơ quan chức năng mới cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, lúc này chủ đầu tư mới đủ điều kiện xin phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau đó mới được mở bán. Tuy nhiên, riêng Công ty Lê Phong không cần phải tuân thủ các quy định này?

Để có thông tin đa chiều, PV đã liên hệ UBND thị xã Thuận An để đặt lịch hẹn và gửi nội dung câu hỏi làm việc, nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi gì.

Từ dự án nhà ở thu nhập thấp, chủ đầu tư đã “hô biến” thành dự án có giá trên trời

Trong khi đó, dư luận đang nghi vấn, liệu có sự mập mờ, bao che cho Công ty Lê Phong hay không? Bởi rõ ràng, công ty này có nhiều dự án sai phạm về pháp lý nhưng vẫn chưa thấy cơ quan nào kiểm tra và xử lý vi phạm!

Môi trường & Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương: “Hô biến” nhà thu nhập thấp thành nhà thương mại (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.