Thứ bảy, 20/04/2024 09:00 (GMT+7)

Tâm sự của chị lao công nhắn nhủ với du khách khi đến Hồ Gươm

MTĐT -  Thứ ba, 31/03/2020 15:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chúng tôi mong mỗi người dân, du khách khi về với Thủ đô, ra thăm Hồ Gươm nhất là trong đợt dịch Covid-19 này cần nâng cao ý thức, không xả rác ra hè phố...không vứt khẩu trang bừa bãi ra môi trường.

Chị Phùng Thị Thu Hà - công nhân Tổ 1 - Chi nhánh Hoàn Kiếm - Urenco2 thu nhặt rác thải tại vườn hoa bên Hồ Gươm sáng 29/3. Ảnh: Việt Hùng

Sáng 29/3, như thường ngày, chị Phùng Thị Thu Hà - công nhân Tổ 1 - Chi nhánh Hoàn Kiếm - Urenco2 (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường và đô thị Hà Nội) cùng 6 chị em trong ca của mình đi thu gom rác thải tại các tuyến phố quanh Hồ Gươm.

Sau một hồi “lẽo đẽo” theo sau, chụp ảnh chị lao công xinh xắn mãi, rồi xin phỏng vấn không được, phải đến khi chúng tôi gọi điện và được Giám đốc Urenco2 Đặng Hữu Bình đồng ý thì chị Hà mới dành cho phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường cuộc phỏng vấn nhanh.

Phóng viên:Chào chị Thu Hà, chị có thấy công việc của mình trong mùa dịch Covid-19 khác với ngày thường?

Chị Phùng Thị Thu Hà: Công việc của chúng tôi về cơn bản vẫn như ngày thường anh ạ. Hàng ngày, tôi đi xe từ nhà ở gần bán đảo Linh Đàm lên cùng chị em trong tổ đi thu gom rác thải quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Nếu ngày thường, vào dịp cuối tuần như hôm nay (Chủ nhật 29/3), lượng du khách đến Bờ Hồ đông nhưng do cấm xe cộ nên lượng rác thải vứt bừa bãi sẽ không nhiều như thế này, công nhân chúng tôi sẽ đỡ vất vả hơn…

Chị Thu Hà moi móc rác thải bị du khách thiếu ý thức "dấu kín" từ những bụi hoa dưới gốc cây Xà Cừ cổ thụ sáng 29/3. Ảnh: Việt Hùng

Phóng viên:Chị nói những ngày này vất vả hơn, nhưng tôi thấy Hồ Hoàn Kiếm không đông như ngày thường, liệu có mâu thuẫn?

Chị Phùng Thị Thu Hà: Không mâu thuẫn anh ạ. Đúng là những ngày này không chỉ khu vực phố đi bộ mà cả Hà Nội đều không đông đúc như trước đây.

Tuy nhiên, như em đã nói, du khách không đông thì các lực lượng tình nguyện cũng tham gia không nhiều như trước nếu như không muốn nói là không có. Trước đây, gần như chúng em chỉ phải đi quét dọn thu gom rác nhỏ, còn các lực lượng tình nguyện sẽ nhặt túi ni-lon, vỏ lon, vỏ hộp vứt ngoài hè phố, trong vườn hoa…

Phóng viên:Như vậy, vẫn là câu chuyện ý thức của người dân và du khách khi tham gia hoạt động ngoài trời tại quanh khu vực Hồ Gươm nhất là vào cuối tuần. Là người thường xuyên làm công việc này trong nhiều năm qua, chị thấy câu chuyện này chuyển biến như thế nào?

Chị Phùng Thị Thu Hà: Nếu để ý kỹ, có thể thất trong 10 người ra quanh khu vực Hồ Gươm thì chỉ có nhiều nhất là 1 đến 2 người chưa có ý thức trong việc bỏ rác vào thùng. Tuy nhiên, như anh biết đấy, số lượng người ra Hồ Gươm khá đông nên lượng rác thải của số ít người chưa có ý thức cộng lại sẽ thành nhiều.

Đặc biệt, như anh vừa trông thấy em moi móc từ những bụi hoa dưới gốc cây Xà Cừ cổ thụ đấy. Rác, túi ni-lon, vỏ lon bia, vỏ bimbim… đó là do nhóm các bạn trẻ ngồi ngay trên ghế đá ăn xong rồi dúi vào các khóm hoa. Thực sự chúng em vừa làm vừa rất buồn vì ý thức bảo vệ môi trường của một số bạn đó.

Người dân, du khách trong buổi sáng bình yên bên Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh chụp 9h30 sáng 29/3. Ảnh: Việt Hùng

Phóng viên: Còn trong mùa Covid-19 này, Hà và chị em lao công có được Công ty quan tâm nhiều không và chị em mình lo lắng điều gì nhất khi đi làm?

Chị Phùng Thị Thu Hà: Từ khi có dịch Covid-19, chúng em nhận được rất nhiều sự quan tâm của Công ty, của Chi nhánh và UBND quận Hoàn Kiếm. Về cơ bản, chúng em đủ phương tiện cần thiết để đi làm và lại càng yên tâm hơn khi chúng em đều được công ty mua thêm cho bảo hiểm Covid.

Còn điều chúng em lo lắng chính là thi thoảng, có người dân hay du khách vứt khẩu trang bừa bãi ra quanh Bờ Hồ. Thú thực, mỗi khi nhặt khẩu trang bỏ vào túi, chúng em vừa sợ vừa thầm trách người nào thiếu ý thức như thế.

Phóng viên:Vậy Hà nhắn nhủ gì với người dân và du khách trong mùa dịch Covid-19?

Chị Phùng Thị Thu Hà: Chúng tôi mong mỗi người dân, du khách khi về với Thủ đô, ra thăm Hồ Gươm nhất là trong đợt dịch Covid-19 này cần nâng cao ý thức, không xả rác ra hè phố, vườn hoa đặc biệt là không vứt khẩu trang bừa bãi ra môi trường…

Nếu mỗi du khách nghĩ rằng, mình vứt rác ra đường là mình có lỗi, có tội ác với môi trường, với phố phường Hà Nội thì trước hết người công nhân môi trường như chúng em sẽ đỡ vất vả. Và mặt khác, đó cũng chính là hành động chung tay đẩy lùi sự lây lan của “con virus Covid-19”.

Phóng viên:Trân trọng cám ơn chị!

Theo báo Tài nguyên và Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Tâm sự của chị lao công nhắn nhủ với du khách khi đến Hồ Gươm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...