Thứ sáu, 29/03/2024 21:23 (GMT+7)

Tâm sự về nghề của nữ giáo viên rẽ ngang thành... lao công quét rác

MTĐT -  Thứ hai, 25/03/2019 15:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đang là cô giáo của một trường mầm non ở Hà Nội, như một cơ duyên, chị Ngô Thi Liên đã chuyển sang công việc mới trước sự ngỡ ngàng của nhiều người thân đồng nghiệp.

Chịtrở thành người lao công gắn với chiếc chổi tre thong dongtrên mọi nẻo đường.

Nghề chọn người

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có một thời để học hành và nuôi dưỡng những ước mơ cho tương lai của mình. Nhưng có một điều chắc chắn rằng không ai mơ ước sau này mình sẽ trở thành người công nhân “quét rác”. Bởi trong sâu thẳm suy nghĩ của mỗi người đều cho đó là công việc vất vả, phải chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng, hàng ngày trên địa bàn Hà Nội vẫn có hàng trăm công nhân vệ sinh môi trường vượt qua những thị phi đời thường để làm việc và chính công việc thầm lặng của họ đã góp phần xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp hơn.

Chị Ngô Thị Liên, Tổ trưởng phụ trách vệ sinh môi trường phường Phương Mai và phường Phương Liệt của Hợp tác xã Thành Công.

Chị Ngô Thị Liên, Tổ trưởng phụ trách vệ sinh môi trường phường Phương Mai và phường Phương Liệt của Hợp tác xã Thành Công là người đã từ bỏ ước mơ của mình là nghề giáo để đến với nghề vệ sinh môi trường. Chị Liên vô tư nói “nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề”.

Dẫu biết rằng công nhân vệ sinh môi trường là nghề có muôn vàn khó khăn, vất vả thậm chí là nguy hiểm, nhưng với chị chỉ cần có tâm với nghề thì sẽ làm được. Chị nói rằng gia đình chính là động lực lớn nhất để chị cố gắng vượt qua những khó khăn đó. Chị Liên tâm sự, ban đầu thấy vất vả nên chị có ý định muốn bỏ, rồi chị mang tâm sự đó chia sẻ với chồng. Những tưởng, với những vất vả trong công việc của vợ, anh sẽ khuyên chị chị tìm công việc khác. Nhưng không, chồng chị Liên động viên, khích lệ vợ cố gắng khiến chị có động lực hơn để theo nghề. Cứ thế thời gian trôi qua, mỗi lần quét dọn xong quay lại nhìn đường phố sạch sẽ, tự dưng chị Nga thấy yêu công việc này hơn và từ đó chị quyết định sẽ gắn bó với nghề này.

Hạnh phúc là được sẻ chia

Đối với chị, những vất vả nhọc nhằn trong công việc cũng không đáng buồn bằng thái độ kỳ thị của mọi người. Nhưng nghề này đã tôi luyện cho chị một tinh thần lạc quan và sức mạnh phi thường. Chị bỏ qua những ánh nhìn không mấy thân thiện, thậm chí là những câu nói khó nghe của những người nóng tính. Cứ đều đặn từng ngày từng giờ, chị vẫn lặng thầm hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên chị Liên cũng phải thừa nhận, có rất nhiều người dân tốt bụng. Điều đó đã tiếp sức mạnh, thôi thúc chị làm việc tốt hơn, đỡ tủi khi làm công việc vất vả, nhọc nhằn này.

Chị Ngô Thị Liên gắn bó hơn 10 năm với công việc vệ sinh môi trường.

Chị Liên kể, kỷ niệm khiến chị nhớ nhất là một lần đang quét rác ở phố Vương Thừa Vũ thì có một bác lại gần rồi hỏi, tại sao mình lại chọn công việc này cho vất vả mà không chọn công việc khác. Mặc dù nghe hơi tủi thân nhưng mình cũng trả lời thật: “Cháu thấy vất vả thật nhưng lâu dần thành quen và thấy yêu công việc nên không bỏ được”.

Bác kia thấy vậy lại cười rồi chạy vào nhà lấy cho mình cốc nước, từ đó ngày nào đi làm qua đoạn đường này bác đều lấy nước cho. “Tôi nhận ra khi được mọi người quan tâm, sẻ chia mình lại càng yêu công việc hơn”, chị Liên cười tươi.

Hơn 10 năm cần mẫn với công việc của mình, chị Liên tâm sự, vì tính chất công việc nặng nhọc phải phơi mưa phơi nắng nên sức khỏe bị giảm sút nhiều, mặt già hơn tuổi, có lần chị đi họp lớp bạn bè đều bảo không nhận ra, khiến chị lại chạnh lòng.

Công việc vệ sinh môi trường tưởng chừng như rất đơn giản nhưng phía sau đó là bao sự vất vả, hi sinh thầm lặng nhưng bằng tình yêu nghề chị đã vượt qua tất cả, giúp cho đường phố luôn luôn sạch đẹp.

Được mẹ chồng hết lòng ủng hộ

Chị Liên tâm sự, mẹ chồng là người tâm lý, bao dung... Công việc phải đi làm bất kể ngày đêm, cả ngày ở ngoài đường, nhưng mẹ chồng lại luôn thông cảm. Không chỉ là việc bếp núc, chăm sóc con cháu nội mà mẹ chồng mình còn rất quan tâm, hỏi han công việc và động viên. Nếu không có mẹ chồng giúp đỡ chắc mình không theo được công việc này.

Bạn đang đọc bài viết Tâm sự về nghề của nữ giáo viên rẽ ngang thành... lao công quét rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Triệu Trang

Cùng chuyên mục

Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".
Ninh Thuận: Những người hùng thầm lặng
Từng là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường, đến nay, nhờ sự chung tay của nhóm thiện nguyện bảo vệ môi trường, người dân địa phương và khách du lịch, vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp.
Bông hồng Thành phố
20 năm trôi qua, thấp thoáng trong ánh mắt hiền hòa của chị Lê Thị Thuỳ Tân là những câu chuyện về hành trình vất vả, nhưng đầy lòng tự hào.

Tin mới