Thứ sáu, 19/04/2024 10:18 (GMT+7)

Những người miệt mài bám đường

MTĐT -  Thứ ba, 21/05/2019 10:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với những người công nhân môi trường thì dù thời tiết khắc nghiệt đến cỡ nào, họ vẫn luôn kiên trì hoàn thành nhiệm vụ, âm thầm làm đẹp cho những tuyến phố.

Chị Hằng, Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội mới ngoài 30 tuổi nhưng đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề. Vừa quét, chị vừa trò chuyện về công việc của mình. Một ngày làm 8 tiếng, ca của chị bắt đầu từ 13g cho đến 21g. Khi quét xong, thu gom rác phải đẩy xe tới điểm tập kết chờ xe ô tô đến mang rác đi.

Chị kể: “Cực nhất là lúc đẩy xe rác tới điểm tập kết để chờ ô tô đến mang đi, mình quét xong từ lúc 21g nhưng lắm hôm phải ngồi chờ xe kia tới 0g, 1g đêm mới thấy. Lúc xong là đường phố cũng chỉ còn lại một mình”.

“Đêm hôm không cẩn thận là gặp tai nạn như chơi, mới đây có đồng nghiệp quét cầu gặp ô tô lao xuống, một chút nữa nếu không tránh kịp là mất mạng, may là chỉ gẫy tay nhưng cũng phải nghỉ mất tháng trời”, chị Hằng kể tiếp. Những công nhân quét rác chưa có một ngày ngơi nghỉ, những ngày lễ, Tết còn phải tăng ca gấp đôi.

Nhiều năm trong nghề nhưng với chị Hòa, Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội có duy nhất một năm được nghỉ vào ngày 30 Tết. 20 năm còn lại, chị phải đón giao thừa trên phố. Chị bảo, nếu không yêu nghề thì khó trụ được. Vì đây là công việc vất vả, tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi. “Càng ngày nghỉ lễ, Tết, chúng tôi càng phải làm tăng cường hơn để làm sạch đường phố”, chị Hòa chia sẻ.

Chị Hằng mải miết với công việc đầy vất vả của mình.

Chị Hòa cho biết, với phương châm mỗi công nhân là một tuyên truyền viên, trong thời gian phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tổ của chị đã luôn chủ động phối hợp với chính quyền phường và các tổ dân phố trên địa bàn vận động người dân thực hiện bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Đồng thời duy trì tốt vệ sinh môi trường, không vứt rác, phế thải ra đường, hè phố.

Trên địa bàn phường có nhiều chợ cóc, chợ tạm, khu tập thể, dân cư đa số chủ yếu là buôn bán nên có nhiều rác sinh hoạt phát sinh, nhất là trong dịp Tết. Với nhiều năm kinh nghiệm, tổ luôn chủ động sắp xếp công việc, bố trí ca kíp, số lượng công nhân hợp lý nhằm thu dọn kịp thời rác thải phát sinh. Nhờ đó, chất lượng duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn luôn được đảm bảo sạch sẽ.

“Đặc biệt, từ 23 Tết, lượng rác tăng lên gấp 1,5 - 2 lần so với ngày thường. Chúng tôi đều phải tự xoay tua để có thêm nhân lực phục vụ Nhân dân, đẩy nhanh tiến độ công việc, mang lại hiệu quả cao. Còn những ngày cận Tết, tổ phải tăng lên 2 ca 3 kíp, liên tục 24/24 giờ thay phiên nhau trực dọn rác do lượng rác tăng lên rất nhiều”, chị Hòa chia sẻ.

Đêm 30 Tết, khi hàng triệu gia đình sum vầy trong thời khắc chuyển giao năm mới, những người công nhân lại cùng nhau xuống đường quét, thu dọn rác tại hồ Ngọc Khánh. Xong việc cũng là lúc trời gần sáng. Về nhà, chợp mắt được một lúc, các chị lại phải thức dậy để làm nghĩa vụ của người mẹ, người vợ trong gia đình… Tuy vậy, họ vẫn luôn cảm thấy tự hào khi nội bộ tổ đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Anh Trường, công nhân lái xe tải nhỏ, Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đã không quản ngại khó khăn, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ đột xuất, tăng ca, tăng giờ để thu gom, câu thùng rác trên đường phố. Là người tâm huyết, nhiệt tình với công việc, lúc nào anh cũng dành phần việc về mình nhiều hơn.

Tết Nguyên đán vừa qua, do thời tiết nắng nhiều nên lượng rác thải như cây đào, quất sau Tết cũng như các loại rác thải cồng kềnh do người dân dọn nhà thải ra rất nhiều. Ở Hà Nội không thiếu những công nhân quét rác như chị Hằng, chị Hòa, anh Trường và trường hợp của chị Lan cũng vậy, hơn 6 năm gắn bó với công việc của một công nhân vệ sinh, chị Lan không có những giây phút sum họp đầm ấm với gia đình trong bữa cơm tối hay đêm giao thừa.

Những ngày lễ, Tết là thời điểm chị cùng các đồng nghiệp vào mùa cao điểm. Một ngày mới của chị bắt đầu lúc 4g sáng, thu gom rác trên các tuyến đường và đưa xe rác về nơi tập kết lúc 7g. 17g, chị lại tiếp tục công việc làm sạch đường phố đến khi phố xá lên đèn. Mỗi sớm mai thức dậy, khi con đường đã được dọn sạch từ đêm qua, mọi người lại bắt đầu cuộc sống hối hả mà không mấy ai hiểu được nỗi vất vả của những người quét rác như chị Lan.

Chiếc xe sau khi chất đầy rác thu gom nặng gấp 5, 6 lần trọng lượng cơ thể, mùi rác thải và sự nhọc nhằn đòi hỏi ở người phụ nữ sự chịu đựng và sức khỏe dẻo dai. Chưa kể nỗi buồn rất riêng khi nhiều người vẫn chưa có cái nhìn trân trọng đối với những người giữ vệ sinh đường phố.

Chị Lan tâm sự: “Trách nhiệm của mình thì làm thôi, chỉ mong mọi người ý thức giữ vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi qui định thì mình đỡ cực mà môi trường cũng sạch hơn”. Mắt chị Lan chỉ ánh lên niềm vui khi kể về thành tích học tập của con gái. Chị khoe, nhờ làm công việc này mà chị đủ điều kiện lo cho con học hành. Con gái sắp tốt nghiệp ĐH và chị mong con có nghề nghiệp ổn định, không phải vất vả như mình.

Nhắc đến cô con gái đang học THCS, chị Lan, không giấu vẻ ưu tư cho biết: “Sức khỏe con bé không được tốt nên tôi không dám ép học nhiều nhưng nó rất mê học và mơ sau này trở thành đầu bếp giỏi. Tôi sẽ ráng lo để con bé có nghề nghiệp ổn định”. Chúng tôi tin chị Lan sẽ thực hiện được điều đó bởi từng chứng kiến đêm đêm, mặc những cơn đau do di chứng những lần bị tông xe, chị vẫn cầm chổi ra đường miệt mài làm việc.

Theo Pháp luật XH

Bạn đang đọc bài viết Những người miệt mài bám đường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?