Thứ sáu, 29/03/2024 14:56 (GMT+7)

Người lao công ở thành phố du lịch Hà Giang

Hồng Anh -  Thứ năm, 09/05/2019 08:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nép bên khung cảnh phố huyện tấp nập đó là bước chân thầm lặng của người quét rác. Du lịch phát triển khiến cho nghề vệ sinh môi trường ở Hà Giang những năm gần đây vất vả hơn nhiều.

Hà Giang - vùng đất nằm nơi cực bắc tổ quốc với thiên nhiên hùng vỹ và thơ mộng, nơi những cánh đồng hoa chạy ngút lên trời xanh...cùng văn hóa dân tộc độc đáo, Hà Giang đã và đang trở thành điểm đến thu hút nhiều khách du lịch nhất cả nước.
Ở Hà Giang có sự pha trộn giữa cái hoang sơ và nhịp sống tấp nập, ồn ào. Trái ngược với sự lặng lẽ, tĩnh mịch của rùng núi thì nơi phố huyện Hà Giang lại luôn huyên náo với ánh điện sáng trưng, khu chợ tấp nập, xe cộ đông đúc, các hoạt động mua bán, du lịch diễn ra nhộn nhịp.
Nép bên khung cảnh phố huyện tấp nập đó là bước chân thầm lặng của người quét rác. Du lịch phát triển khiến cho nghề vệ sinh môi trường ở Hà Giang những năm gần đây vất vả hơn nhiều.
Chị Nguyễn Thị Thu là đại diện tiêu biểu cho những công nhân môi trường nơi đây, ngày đêm lao lực quét rác. Chị là Tổ trưởng Tổ Vệ sinh (Công ty CP Môi trường đô thị Hà Giang), đảm đương nhiệm vụ thu gom rác thải sinh hoạt. Đã 20 năm trong nghề, cuộc đời chị cơ bản gắn với đường sá. Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng mưa giông bão, chị lại có mặt trên các con đường để dọn dẹp đủ thứ rác thải mà mọi người xả ra.

Những người như chị Thu không có sự lựa chọn về môi trường làm việc an toàn hơn, cao sang hơn, thay vì ca thán, họ nhẫn nại chịu đựng làm đẹp những con đường.

Nói rằng du lịch làm cho nghề quét rác vất vả hơn là bởi từ khi du lịch phát triển, thành phố Hà Giang luôn tấp nập những dòng người, dòng xe đi lại không ngớt, đan xen nhau, tình hình giao thông rất phức tạp. Có nhiều đoạn đường, xe máy, ô tô phi ầm ầm, nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra. Vậy mà hàng ngày, để hoàn thành nhiệm vụ, chị Thu phải liên tục ra giữa đường để nhặt, để quét rác. Chị cứ cần mẫn làm khi mà rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Là công nhân thu gom rác ở thành phố du lịch như Hà Giang, chị không chỉ phục vụ người dân bản xứ mà còn phải phục vụ hàng ngàn khách du lịch tứ phương. Du lịch phát triển làm cho Hà Giang có những đợt thất thủ trước lượng người đến quá đông. Mừng vì quê hương mình được nhiều người yêu mến nhưng điều đó cũng như ác mộng với chị Thu và anh chị em công nhân. Khách du lịch thường pha tạp nhiều kiểu người. Hàng ngàn vị khách kéo đến để thăm thú, hưởng thụ. Họ đến đây với tinh thần để chơi, để hưởng thụ, họ xác định chỉ ở lại một thời gian ngắn chứ nơi đây chẳng phải nhà nên họ tự cho mình cái quyền vô ý thức, xả rác bừa bãi. Từ đó tạo nên mặt trái của thành phố hoa lệ, đó là rác thải la liệt khắp nơi, cứ vừa dọn xong được một lúc quay lại là rác đã đầy khắp mặt đường.

Có lẽ không ai biết rõ sự hôi hám, bẩn thủi của rác thải như chị Thu và cũng không ai hiểu rõ cái cảm giác tủi nhục hơn chị. Thỉnh thoảng do quét đường, chị vô tình ngáng lối đi hoặc đụng vào những vị khách du lịch đang xúng xính quần là áo lượt và nhận được sự khó chịu, dè bỉu thậm chí là mắng mỏ từ họ.Tuy nói là nghề nào cũng đáng được tôn trọng nhưng thực tế lại chẳng được như vậy với nghề phu rác của chị. Chị tâm sự: “Chị biết nghề quét rác của bọn chị là thấp hèn, nhỏ bé trong xã hội. Chị và mọi người trong tổ cũng quen rồi. Mình biết thân biết phận cứ lẳng lặng mà làm thôi. Cũng thỉnh thoảng xích mích xảy ra như khi có người vứt rác lung tung, chị nhắc thì họ chửi lại nhưng nói qua nói lại nhau vài câu xong thì thôi hơn thua có được gì đâu”. Dường như 20 năm trong nghề, chị đã quá quen và chấp nhận định kiến của mọi người. Những người như chị Thu không có sự lựa chọn về môi trường làm việc an toàn hơn, cao sang hơn, thay vì ca thán, họ nhẫn nại chịu đựng làm đẹp những con đường.

Mệt nhọc, tủi nhục nhưng bao năm nay, dù cho cuộc sống thành phố Hà Giang này có nhiều biến chuyển, chị Thu vẫn luôn đảm bảo đường phố sạch đẹp. Từ người dân đến các đồng nghiệp đều khen chị nhiệt tình và chu đáo trong công việc. Công việc thầm lặng của chị góp phần rất lớn trong quá trình phát triển của thành phố Hà Giang, tạo nên ấn tượng về một Hà Giang sạch đẹp với du khách.

Cuộc sống vẫn diễn ra ồn ào và náo nhiệt, liệu có ai để ý trong dòng người xô bồ, bóng dáng người công nhân môi trường ấy đang nhọc nhằn đẩy chiếc xe rác trên khắp các con đường

Chị gắn bó với nghề lâu như vậy một phần là yêu nghề, một phần vì mưu sinh. Có ai muốn hàng ngày phải lao lực mài mặt ngoài đường nhưng cuộc sống nghèo khó không cho phép chị được an nhàn. Chồng chị trước là bộ đội phục viên, hiện là lao động tự do, việc làm không ổn định. Nay anh còn mắc bệnh hiểm nghèo. Vợ chồng chị có 2 đứa con. Số tiền lương ít ỏi 5 triệu đồng hàng tháng từ nghề quét rác là thu nhập chính để lo cho gia đình 4 người và lo chữa trị bệnh tình của chồng chị. Nghề rác khổ, ngày nào cũng lặn ngụp trong hôi thối, bẩn thỉu. Nhưng đó là kế mưu sinh, là cái nuôi sống chị và những người chị yêu thương.

Thành phố phát triển du lịch, các nhà hàng, các tụ điểm ăn chơi kiếm lời, tăng thêm thu nhập trong khi đó chị Thu cũng như những người lao công khác lại vất vả hơn bội phần. Vinh hoa phú quý chẳng đến lượt họ mà chỉ có nguy hiểm và tủi nhục.

Cuộc sống vẫn diễn ra ồn ào và náo nhiệt, liệu có ai để ý trong dòng người xô bồ, bóng dáng người công nhân môi trường ấy đang nhọc nhằn đẩy chiếc xe rác trên khắp các con đường.

Bạn đang đọc bài viết Người lao công ở thành phố du lịch Hà Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".
Ninh Thuận: Những người hùng thầm lặng
Từng là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường, đến nay, nhờ sự chung tay của nhóm thiện nguyện bảo vệ môi trường, người dân địa phương và khách du lịch, vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp.
Bông hồng Thành phố
20 năm trôi qua, thấp thoáng trong ánh mắt hiền hòa của chị Lê Thị Thuỳ Tân là những câu chuyện về hành trình vất vả, nhưng đầy lòng tự hào.

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.