Thứ tư, 24/04/2024 17:36 (GMT+7)

Người công nhân vớt rác trên Kênh

Hồng Anh -  Thứ ba, 05/03/2019 08:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Anh Trương Tiến Sĩ, 28 tuổi, công nhân lái tàu thuộc đội vớt rác trên kênh, Xí nghiệp Vận chuyển số 3, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM.

Làm tài công lái xuồng vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, anh Trương Tiến Sĩ, 28 tuổi, công nhân lái tàu thuộc đội vớt rác trên kênh, Xí nghiệp Vận chuyển số 3, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM, vừa được Thành ủy TP.HCM tuyên dương về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Mặt trời vừa ló dạng, từng tốp công nhân khoác chiếc áo phao, lên những chiếc xuồng lao vào dòng kênh chuẩn bị cho công việc một ngày tiếp xúc với rác. Anh Trương Tiến Sĩ cũng nhanh tay điều khiển chiếc xuồng của mình rẽ dòng nước để những đám lục bình, rác sinh hoạt lùa vào lưới chắn hai bên xuồng.

“Khi nước lớn thì phải làm việc liên tục, có khi quá 13 giờ trưa vẫn chưa kịp ăn. Khi nước rút xuống cạn quá xuồng không chạy được thì mình tranh thủ nghỉ ngơi” - anh Tiến Sĩ cho hay. Đợt cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, anh cùng đồng nghiệp đã làm việc cật lực nhiều giờ liên tiếp để vớt cá chết.

Anh Trương Tiến Sĩ - Công nhân lái tàu thuộc đội vớt rác trên kênh, Xí nghiệp Vận chuyển số 3, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM

Làm nghề lênh đênh sông nước, nhiều phen Tiến Sĩ đã cùng anh em gặp phải thi thể người, nhiều lần ứng phó cứu người đuối nước khẩn cấp. Trong một ca trực đêm năm trước, tờ mờ sáng anh Sĩ nghe tiếng bà con hô có người rơi xuống nước. Anh và đồng nghiệp vội lên xuồng lao về phía có tiếng gọi. Mặc làn nước lạnh hơi sương, anh nhảy xuống cứu một người đàn ông nước ngoài đang chìm vào dòng nước.

Gia cảnh khó khăn, anh Sĩ từ Đồng Tháp lên TP.HCM kiếm việc. Ban đầu làm công nhân trực tiếp vớt rác, nhờ chịu khó, nhiệt tình, đơn vị cử anh theo học tài công. Có chứng chỉ tài công, anh trở thành người lái xuồng nhưng vẫn luôn trực tiếp vớt rác với anh em.

Anh Thái, công nhân vệ sinh, làm việc chung với anh Sĩ, cho hay: “Gom rác trên bờ đã vất vả, gom rác dưới nước còn nặng nhọc hơn vì lượng nước thấm vào và mùi tanh rất khó chịu. Mới vào làm có khi chịu không nổi, không yêu thích công việc sẽ bỏ kiếm việc khác ngay”. Mỗi ngày đội vớt rác gom khoảng 7 tấn rác. Trước khi anh em ra về dòng kênh sạch bong, không chút rác, nhưng chỉ một đêm lượng rác trôi từ các rạch nhỏ và lục bình từ sông đổ vào khiến hôm sau anh em lại vất vả vớt lên.“Anh em chúng tôi luôn làm việc theo phương châm hết rác chứ không hết giờ. Hầu như hôm nào chúng tôi cũng bắt đầu công việc từ 5-6g sáng đến khoảng 18g mới ra về”.

Anh Sĩ đang dành dụm tiền lương để tiếp tục học lên đại học. Anh cho biết: “Tôi sẽ tranh thủ buổi tối đi học tiếp. Dù biết công việc này không cần trình độ đại học nhưng nếu học lên cao thì sẽ có nhiều cơ hội và kiến thức đó mình cũng phục vụ cho bản thân và đơn vị”.

Ông Phan Học Hải, đội trưởng đội vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cho biết: “Tại đơn vị, Tiến Sĩ luôn được anh em đồng nghiệp quý mến, anh sẵn sàng choàng gánh công việc cho mọi người”.

Bạn đang đọc bài viết Người công nhân vớt rác trên Kênh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.