Thứ năm, 25/04/2024 15:33 (GMT+7)

Người “chiến binh” thoát nước thầm lặng - Phạm Anh Khoa

MTĐT -  Thứ hai, 03/06/2019 08:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

30 năm gắn bó với nghề, cùng là gần ấy năm anh Phạm Danh Khoa cùng những đồng nghiệp của mình không quản ngày, đêm, mưa, nắng dầm mình dưới dòng nước cống đen ngòm để nạo vét khơi thông dòng chảy.

Nói về những hiểm nguy rình rập với nghề thoát nước đô thị, nhất là với những công nhân nạo vét cống ngầm, anh Phạm Danh Khoa hiện đạng làm việc tại Tổ 5, Xí nghiệp Thoát nước số 4, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị thành phố Hà Nội kể: “Mưa to, khí độc là một chuyện. Điều chúng tôi lo và cũng thường gặp phải là bị vật kim loại, thủy tinh sắc nhọn đâm vào người. Rồi có khi đang loay hoay gom rác thì nước thải xối thẳng vào đầu... Công việc vô cùng vất vả nhưng chúng tôi luôn hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ”.

Công nhân Phạm Danh Khoa (người cầm đèn pin) có gần 30 năm gắn bó với nghề thoát nước. (Ảnh: Báo Lao động thủ đô)

Quả thật, nếu không trực tiếp chui xuống lòng cống ngầm thì không thể hình dung được bên trong cống thoát nước gồm có những gì và công việc của những người công nhân như anh Khoa vất vả như thế nào. Trái ngược với sự phồn hoa của phố thị bên trên, bên dưới cống thoát nước là một “thế giới chất thải” như xác động vật, mảnh sành, chai thủy tinh vỡ, mút xốp... hòa lẫn vào dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Và công việc của công nhân thoát nước là vét bùn, vớt toàn bộ rác thải đó đưa lên.

Luôn phải đối mặt với những bất trắc ở trong công việc, nhưng trong câu chuyện với chúng tôi, những công nhân thoát nước đô thị luôn đặt việc hoàn thành nhiệm vụ lên trên hết. “Suốt những nằm làm công tác nạo vét cống ngầm, tôi luôn trăn trở với công việc mình đang làm, suy nghĩ của tôi là làm thế nào để tìm tòi, cải tiến kỹ thuật, công cụ cầm tay để giảm sức lao động, tăng năng suất lại vừa đảm bảo an toàn. Tôi đã cùng anh em cải tiến quả lô, kéo bùn trong lòng cống thay việc dùng lốp xe máy kéo bùn trước đó, rồi cả việc thiết kế bộ cuốc bùn trong lòng cống, ống hàn nhiệt đó đầu ren hay thế que thông…”, anh Phạm Danh Khoa bày tỏ.

Không chỉ là một người công nhân giỏi, anh Phạm Danh Khoa cũng là người cán bộ công đoàn gương mẫu luôn là người đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Dù ở cương vị nào, anh luôn ý thức về trách nhiệm của mình, đó là đem lại sự an toàn cho người dân tham gia giao thông và giữ gìn vệ sinh môi trường của thành phố. "Chúng tôi tự hào về đang được đóng góp sức mình vào sự nghiệp phát triển chung của thành phố, giúp cho môi trường Thủ đô xanh - sạch - đẹp hơn”, anh Phạm Danh Khoa chia sẻ.

Tùng Anh (TH)

Bạn đang đọc bài viết Người “chiến binh” thoát nước thầm lặng - Phạm Anh Khoa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.