Thứ ba, 19/03/2024 09:21 (GMT+7)

Cuộc hội ngộ của nước mắt hạnh phúc với nữ công nhân giải Kim Cương

MTĐT -  Thứ tư, 27/03/2019 11:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong lễ trao giải “Cây chổi vàng”, cả khán phòng đã có những phút nín lặng khi nghe câu chuyện của chị Đỗ Thị Hiền..

Chồng mất sớm, một mình chăm hai người con bệnh tật nhưng chị Hiền đã vượt qua tất cả và trở thành nữ công nhân ngành vệ sinh môi trường đầu tiên đạt giải Kim cương. Trong lễ trao giải “Cây chổi vàng”, cả khán phòng đã có những phút nín lặng khi nghe câu chuyện của chị Đỗ Thị Hiền..

Vượtlên số phận

Có thời gian công tác gần 20 năm trong nghề vệ sinh môi trường, đặc thù công việc bắt buộc chị Hiền đi sớm, về khuya. Có khi chị phải ra đường từ 3h sáng để bắt đầu một ngày lao động. “Công việc trong khoảng thời gian làmTếtcònvất vảhơn,vì số lượng rác thải lớn.Ca chiều,14h30mìnhphải ra khỏi nhà.Nếu xe cẩu rác sớm thì 21hmới được về nhà.Đôikhi có lái xe mới, chưa quen địa bàn làm việc,mìnhlại đi theo hướng dẫn”, chị Hiền chia sẻ.

Chị Đỗ Thị Hiền - Nữ công nhân đạt giải Kim Cương của Giải thưởng "Cây chổi vàng" lần thứ I/2017.

Khối lượng công việc lớn là vậy nhưng do hoàn cảnh gia đình neo người nên cứ đến 18h, chị lại phải vòng về qua nhà để chăm sóc bố chồng và cậu con trai thứ hai. May mắn được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang, từ tháng 1/2019, chị Hiền không cầm cây chổi quét rác nữa, chị được phân công lên làm tổ trưởng tổ vệ sinh thành phố. Địa bàn làm việc của tổ rất rộng, chị Hiền hằng ngày đi xe máy để giám sát, kiểm tra, đốc thúc công việc.

Đằng sau dáng người bé nhỏ của chị là hình ảnh một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, tảo tần, vất vả sớm hôm vì gia đình. Hoàn cảnh của chị đã khiến không ít người thương cảm, càng thương chị bao nhiêu thì bạn bè, đồng nghiệp lại càng khâm phục con người chị bấy nhiêu. Chồng mất sớm, một mình chị phải gánh luôn trách nhiệm của một người cha với các con.

Đồng cảm

Mặc dù hoàn cảnh chị rất khó khăn, nhưng chị luôn đồng cảm và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Vì chị nghĩ trong cuộc sống còn những người có số phận kém may mắn hơn mình, nên chị hay đi cùng mọi người  đến những gia đình gặp khó khăn trong thành phố để làm công tác từ thiện. Với chị, những suất quà tuy không có giá trị về vật chất lớn nhưng luôn mang giá trị về tinh thần. Trong năm 2018 chị cũng đã tham gia đi từ thiện hơn 10 nhà. Với chị “cho đi là nhận lại, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Tôi hỏi chị đã bao giờ nhận được một giải thưởng lớn như vậy chưa thì chị vui mừng nói: “Ở Thành phố Bắc Giang, chị được Tổng Liên đoàn Lao động Tỉnh Bắc Giang tặng bằng khen và danh hiệu chứ giải thưởng lớn như đạt giải kim cương như ở Trung ương thì đây là lần đầu tiên”.

Từ khi nhận được giải thưởng danh giá này, chị Hiền thấy rất vinh dự và yêu nghề hơn. Từ trước tới nay, khi chưa đạt được giải này đã có nhiều người hỏi chị: “Mày làm nghề này lương thấp thế thì làm làm gì”? Nhưng vì lòng yêu nghề, quyết tâm đến với nghề, gắn với nghề, mặc cho gia đình ngăn cản, phản đối. Chị vẫn theo đuổi công việc này. Chị nói: “Thôi thì làm đâu thì làm, kể cả là người công nhân quét rác nhưng thấy vinh dự là được, mình không làm những điều khuất tất, mờ ám nên không thấy xấu hổ”.

Sau khi đạt được giải thưởng cao quý, chị Hiền cũng động viên mọi người lấy niềm tự hào của chị làm động lực, vì biết đến một lúc nào đó người tiếp theo đạt được chính là một trong số mọi người.

Từ khi nhận được giải thưởng, dù chưa biết giá trị của gói quà là bao nhiêu, hoàn cảnh của gia đình thì còn nhiều khó khăn tuy nhiên chị vẫn muốn san sẻ bớt gói quà đó cho đồng nghiệp ở công ty còn khó khăn. Chị cũng nhận lại một chút để trang trải cho gia đình.

“Với tôi, làm đâu thì làm, kể cả là người công nhân quét rác nhưng mình thấy vinh dự là được”.

 Chị Đỗ Thị Hiền

Tổ trưởng Tổ sản xuất số 3 - Đội môi trường Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang

Chị chia sẻ: “Mìnhđi làm công việc này không với một mục đích gì, kể cả khi chưa đạt được giải thưởng này. Vì đơn giảnmìnhyêu nghề, muốn cống hiến cho công việc này. Dù là một người công nhân có mức lương không dư dả, nhưng khi đi làm, chị Hiền sẵn sàng rút tiền túi mình ra để cho những người khó khăn. Vì chị nghĩ một ngày nào đó, mình cũng sa cơ lỡ bước, mình cũng sẽ khó khăn thì cũng có ai đó là người dang tay ra giúp đỡ.

Tấmgươngsáng

Được trải nghiệm 1 đêm cùng chị Hiền và các chị em trong tổ vệ sinh môi trường tôi mới có thể cảm nhận được những nhọc nhằn của các chị. Mỗi người một hoàn cảnh, như những mảnh ghép để ghép lên một bức tranh về cuộc sống. Nhưng để nói về chị Hiền, ai cũng đều miêu tả bằng những từ vô cùng chân thực “gương mẫu, quan tâm, giúp đỡ chị em tận tình. Là người rất hòa đồng, mẫu mực, trách nhiệm”.

Công tác cùng với chị Hiền 13 năm, là đồng nghiệp vừa là hàng xóm chị Nguyễn Thị Bình chia sẻ: “Hiền vất vả lắm, chồng mất sớm, con cái thì bị bệnh như vậy. Nhưng Hiền luôn nỗ lực, đi lên bằng chính đôi chân của mình chứ không có thái độ ỷ lại, trông chờ vào người khác”.

Công việc gia đình dẫu nhiều nhưng đối với các hoạt động xã hội, chị Hiền cũng không ngại đảm đương khi là ủy viên của Ủy ban Mặt trận Thành phố ở công ty, tham gia vào bên Công đoàn. Đảm đương cả việc nướclẫnviệc nhà, nhưng Hiền luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ”, chị Bình bày tỏ sự khâm phục.

Làm trong nghề gần 20 năm, chị Hiền luôn luôn chia sẻ, đồng cảm với chị em trong tổ dù hoàn cảnh của chị có khi còn khó khăn hơn rất nhiều người. Dù được tin tưởng giao làm tổ trưởng, nhưng đối với chị, không có chuyện phân biệt vị trí công việc, quan trọng là tất cả cùng làm thật tốt công việc của mình, phục vụ xã hội. Theo chị, quan trọng hơn cả đó là làm nghề này cần phải tạo dựng được mối quan hệ tốt với những người xung quanh, dù nhiều khi xã hội vẫn chưa nhìn nhận một cách đúng đắn với những người công nhân ngành vệ sinh môi trường.

Ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt cho giai cấp công nhân, người lao động cả nước, bày tỏ lời cảm ơn vì đã tạo ra một giải thưởng để tôn vinh những người lao động ở lĩnh vực rất vất vả, âm thầm nhưng đầy vinh quang.

“Thông qua giải thưởng, chúng ta cũng góp phần để các lực lượng xã hội có sự quan tâm và đặc biệt biểu dương đến cán bộ công nhân lao động đóng góp âm thầm nhưng vẻ vang. Trên cơ sở vinh danh này, tôi mong rằng những cán bộ công nhân tiếp tục lan tỏa để có nhiều tấm gương sáng, nhiều công nhân tích cực hơn, hăng hái hơn và có trách nhiệm để môi trường ngày càng xanh đẹp hơn”, ông Cường nói.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc hội ngộ của nước mắt hạnh phúc với nữ công nhân giải Kim Cương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Bùi Phương

Cùng chuyên mục

Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".
Ninh Thuận: Những người hùng thầm lặng
Từng là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường, đến nay, nhờ sự chung tay của nhóm thiện nguyện bảo vệ môi trường, người dân địa phương và khách du lịch, vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp.
Bông hồng Thành phố
20 năm trôi qua, thấp thoáng trong ánh mắt hiền hòa của chị Lê Thị Thuỳ Tân là những câu chuyện về hành trình vất vả, nhưng đầy lòng tự hào.
Bắc Giang: Lặng lẽ làm đẹp phố phường
Với nhiều người, Tết là dịp nghỉ ngơi, sum họp bên gia đình nhưng với công nhân vệ sinh môi trường TP Bắc Giang, đó lại là thời gian cao điểm phải căng mình làm việc, thầm lặng góp sức để phố phường sạch đẹp.

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.
Đặc sắc rừng dó trầm tại Hương Khê, Hà Tĩnh
Cây dó trầm mọc nhiều ở miền núi Hương Khê, nhưng người dân địa phương chỉ nhận ra giá trị của chúng sau khi nhóm người ngoại tỉnh đến mua. Điều này đã khơi dậy sự quan tâm về bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên.