Thứ bảy, 20/04/2024 02:47 (GMT+7)

Chỉ mong người dân không gọi chúng tôi là “bọn móc cống”

Hồng Anh -  Thứ sáu, 29/12/2017 13:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Anh Phạm Văn Tuyên công tác tại Tổ mương cống thuộc BQL CTĐT - thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang từ năm 2000 đến nay. Anh làm nhiệm vụ nạo vét hố ga, mương, cống thoát nước, làm vệ sinh vỉa hè.

Anh Phạm Văn Tuyên đang làm công việc của mình

Người ta thường gọi công việc của anh là nghề móc cống. Một ngày làm việc của anh Tuyên thường bắt đầu từ khoảng 6h30 sáng đến 5h chiều. Tuy cùng lĩnh vực vệ sinh môi trường nhưng công việc của anh Tuyên đặc biệt vất vả hơn những công nhân quét, thu gom rác thải bởi nơi làm việc của anh là trong lòng những con mương, cống rãnh đen ngòm nước thải, bùn đọng. Trong khi  chúng ta chỉ cần đi qua những nơi đấy mà đã phải bịt mũi vì mùi khó chịu thì hàng ngày anh còn phải ngâm mình dưới lòng cống để nạo vét bùn đất, chất thải. Anh chỉ dùng những dụng cụ thô sơ như xẻng, xô, và nhiều khi là dùng trực tiếp tay để bới móc từng chút bùn, rác thải từ mương cống lên để dòng chảy thông suốt.

Độc hại nhất là thông cống các khu công nghiệp, gần cơ sở sản xuất... bởi những nơi này thường thải các loại axit, hóa chất xuống thẳng cống, nếu không cẩn thận rất dễ bị bỏng hoặc nhiễm chất độc. Còn chuyện đứt tay, đứt chân do dẫm phải mảnh chai hay đụng phải kim tiêm, vật sắc nhọn đối với anh Tuyên là chuyện thường xuyên. Dù được trang bị bảo hộ lao động nhưng anh vẫn bị thương, quần áo bảo hộ cũng nhiều vết rác, anh phải vá lại bằng những miếng săm xe máy để tiếp tục sử dụng.

Đặc thù công việc đã nguy hiểm, khó nhọc nhưng nghề móc cống còn đầy mặc cảm. Khó khăn đến từ ý thức còn quá kém của người dân. Anh lao động, hi sinh như vậy nhưng nhiều người dân lại không coi trọng, gọi anh và các anh em trong tổ bằng những từ như “bọn móc cống”. Đã vậy, họ còn thiếu ý thức, xả rác trực tiếp ra cống thoát nước, khi được góp ý thì khó chịu và tiếp tục xả rác. Dường như họ không quan tâm rằng các anh đang giúp cho cuộc sống của họ bởi cống tắc thì đường ngập, người dân sẽ bị ảnh hưởng.

Đã gần 20 năm nay, mỗi ngày anh lại phải gắng gượng vượt qua những nỗi khổ đó, những nỗi khổ về mùi, về sức khỏe, tính mạng có thể gặp nguy hiểm, về mặc cảm người dân mang đến để gắn bó với nghề,bởi anh còn trách nhiệm trụ cột gia đình, trách nhiệm đó lớn hơn nhiều những khó khăn mà hàng ngày anh phải đối mặt với nghề móc cống. Vợ anh là chị Ngô Thị Loan cũng làm nghề quét dọn và vệ sinh tại Bệnh viện thị xã Hà Tiên từ năm 1995. Lương của hai vợ chồng không cao nên cuộc sống còn rất nhiều khó khăn khiến anh càng phải cố gắng hơn nữa đảm bảo thu nhập.  

Ngoài trách nhiệm trong gia đình anh còn đảm đương vai trò là Tổ phó Tổ Mương cống, chịu trách nhiệm quản lý, lãnh đạo các anh chị em trong Tổ vượt qua những khó khăn của nghề để hoàn thành công việc. Với vai trò là Tổ phó, anh luôn nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn cho anh em thực hiện công việc đúng quy trình và an toàn, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của từng người và kịp thời kiến nghị với lãnh đạo để có giải pháp khắc phục khó khăn cho anh em yên tâm làm việc. Trong công tác cá nhân, Anh nghiêm túc, lao động hết mình, không quản ngại gian khó.

Đáp lại những cố gắng, hy sinh đó, Công đoàn cơ sở Ban quản lý công trình đô thị - thị xã Hà Tiên năm nào cũng tuyên dương anh là Đoàn viên công đoàn xuất sắc, hàng năm, UBND thị xã Hà Tiên đều trao tặng danh hiệu Lao động tiên tiến. Đặc biệt, năm 2015, anh Tuyên được Chủ tịch Hiệp hội Môi trường ,đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Môi trường đô thị. Đây là minh chứng cho những cống hiến của anh bao năm qua vì cuộc sống của nhân dân thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang./.

Bạn đang đọc bài viết Chỉ mong người dân không gọi chúng tôi là “bọn móc cống”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...