Thứ sáu, 29/03/2024 17:16 (GMT+7)

Công nhân nạo vét cống thoát nước kể chuyện dò đinh, tránh kim tiêm

MTĐT -  Thứ tư, 24/06/2020 17:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với tính chất công việc hay phải tiếp xúc với rác thải, bụi bẩn, những công nhân làm nghề thoát nước đô thị đã chủ động phòng chống dịch, tuân thủ theo những khuyến cáo của Bộ Y tế trong khi làm việc.

Làm việc dưới cống sợ nhất côn trùng, rắn rết tấn công

Mặc dù đã có máy móc hiện đại hỗ trợ, thế nhưng phần lớn công việc của những người công nhân nạo vét cống vẫn được tiến hành dựa trên sức người là chính. Tổ duy trì số 4 - thuộc Công ty Thoát nước Hà Nội có khoảng 10-15 người làm việc trong một ca. Trong thời gian này các công nhân đã liên tục tăng cường công việc, chủ động chuẩn bị dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang... để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Có thâm niên 7 năm trong nghề nạo vét cống, anh Phạm Tiến An (sinh năm 1986, Hà Nội) chia sẻ, việc nạo vét cống rãnh – chỉ nghe tên thôi, nhiều người đã có thể hình dung những vất vả, khó khăn mà những công nhân phải đối mặt hàng ngày.

Công nhân môi trường sử dụng máy móc hiện đại hỗ trợ.

Khí thải, rác thải độc hại trôi nổi trên dòng nước cống đặc quánh là những gì sẽ chờ đợi người lao động mỗi khi nắp hố ga được bật lên. Khi phải ngâm mình hàng giờ dưới ống cống mỗi ngày, các nhân viên vệ sinh môi trường thường mang trên mình "mùi hương" đặc trưng của rác thải, bùn đất ngâm nước lâu ngày.

“Mỗi lần xuống cống là hai chân tôi phải tiến hành thăm dò địa hình trước. Nếu thấy vật nhọn thì lách sang, vật cứng và bằng thì mới dám đặt chân lên. Ở đáy cống, nhiều khi có cả tấm ván cốp pha còn nguyên đinh vít rơi xuống như bàn chông hay sát hai bên thành cống cũng ẩn chứa nhiều thanh sắt thò ra sắc nhọn rất nguy hiểm” - anh An nói.

Trước khi xuống cống, công nhân sẽ mở nắp cống để kiểm tra.

Cho đến bây giờ, anh An vẫn chưa quên được lần đầu tiên chui xuống miệng cống để nạo vét rác. Ngày hôm đó, cả không gian dưới lòng cống cứ tối và sâu hun hút. Điều này khiến anh vừa làm vừa run sợ. Không những vậy, khi bắt đầu đặt chân xuống dưới, mùi khí thải dưới cống rất khó chịu khiến anh An dù đã đeo khẩu trang nhưng vẫn thấy khó thở. Dần dần, khi được mọi người hướng dẫn nên anh An đã bình tĩnh và yên tâm làm việc.

Theo anh An, giữa tình hình dịch bệnh COVID-19, công việc nạo vét cống rãnh, đảm bảo vệ sinh môi trường lại càng phải được tăng cường thường xuyên. Xuống cống ngầm anh An không sợ bẩn mà sợ nhất là côn trùng, rắn rết bất chợt tấn công. Nhiều hôm tắc nghẽn dòng chảy, mỗi khi xuống thăm dò là các anh em phải nghiêng mình, lách người khéo léo thì mới có thể lọt xuống một cách dễ dàng.

Sau khi để các khí thải bay bớt, công nhân bắt đầu xuống dưới cống.

Thường xuyên phải làm việc trong không gian gò bó, môi trường yếm khí độc hại ẩn chứa nhiều dị vật nguy hiểm như mảnh thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm đã qua sử dụng... khiến những người công nhân không khỏi rợn gai ốc mỗi lần kể lại. Vất vả là thế, điều an ủi lớn nhất đối với họ chính là công việc có mức thu nhập ổn định, cộng thêm tiền trợ cấp, bảo hiểm thì cũng có thể đủ lo tươm tất cho gia đình.

Vất vả, nguy hiểm nhưng vẫn yêu nghề

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Thành (quản lý Tổ cơ giới Xí nghiệp 6, Công ty Thoát nước Hà Nội) cho biết, mặc dù tình hình bệnh dịch đang diễn biến khó lường nhưng anh em trong đội nạo vét cống vẫn cố gắng hoàn thành công việc để đảm bảo môi trường sống xanh - sạch - đẹp, an toàn cho người dân trên địa bàn thành phố.

Kiểm tra các điểm cống , thông dòng nước thải là công việc của ông Thành.

Với ông Thành, những người trẻ tuổi sẽ rất ngại ngùng khi bước vào nghề bởi mặc cảm, tự ti. Tuy nhiên, khi đã làm nghề, dù làm công việc nặng nhọc, khó chịu nhưng mỗi công nhân như ông vẫn cảm thấy yêu nghề. Những đánh đổi ấy mang đến lợi ích cho rất nhiều người khác, không chỉ riêng bản thân ông mà là toàn thể người dân Thủ đô.

Dù thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm nên mỗi công nhân lại bảo nhau cùng chấp hành nghiêm chỉnh an toàn lao động. Việc thường xuyên được trang bị thêm đồ bảo hộ lao động cũng là một trong những động lực giúp mọi người gắn bó với công việc, san sẻ để cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Công việc của mỗi công nhân sẽ là thu dọn rác, khơi thông dòng chảy.

“Nỗi buồn lớn nhất của những người làm nghề này thường là khi xuống cống thấy rác thải ùn ứ quá nhiều. Một số hộ dân tuy sống ở phố nhưng ý thức chưa tương xứng, thường xuyên xả trộm phế thải xuống cống làm chặn đứng mọi dòng chảy. Nhất là trong thời gian dịch bệnh COVID-19, mùa mưa bão lại sắp đến sắp nên anh em trong đội phải cố gắng khơi thông tất cả các tuyến cống, hạn chế việc ngập úng đô thị diễn ra trên diện rộng” - ông Thành cho hay.

Khi được hỏi về mong ước trong nghề, ông Thành chỉ mong rằng bà con có thêm ý thức, có thêm trách nhiệm, không xả rác bừa bãi thì công việc này cũng bớt đi nhiều phần nhọc nhằn. Chỉ cần vậy, dù công việc nạo vét cống tuy vất vả nhưng các anh công nhân ở đây đều rất yêu nghề. Mọi người giữ trong mình những suy nghĩ rất giản đơn là nghề chọn người chứ cũng không phải người chọn nghề.

Theo Phạm Đông-Thái Hà/Báo Lao động

Bạn đang đọc bài viết Công nhân nạo vét cống thoát nước kể chuyện dò đinh, tránh kim tiêm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Thêm vất vả vì vừa thu gom rác vừa giải thích với người dân
Liên quan đến việc người dân phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy phản ánh công nhân Công ty Cổ phần đô thị Cần Thơ không thu gom rác trong nhiều ngày dẫn đến ùn ứ, phóng viên đã tìm gặp đội ngũ công nhân trực tiếp làm việc để hiểu rõ nguyên nhân.
Những phụ nữ "xuyên đêm" giữ sạch đẹp phố phường
Vượt lên nhiều khó khăn, các nữ công nhân của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Bắc Kạn vẫn sớm khuya gắn bó với công việc, âm thầm đóng góp sức mình giữ gìn cảnh quan thành phố Bắc Kạn xanh - sạch - đẹp.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.