Thứ năm, 25/04/2024 23:26 (GMT+7)

Thái Lan đóng cửa vô thời hạn vịnh Maya vì ô nhiễm môi trường

MTĐT -  Thứ bảy, 06/10/2018 11:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vịnh Maya trên đảo Ko Phi Phi (Thái Lan) sẽ phải đóng cửa vô thời hạn để phục hồi môi trường biển.

Theo VOV, truyền thông Thái Lan đưa tin, Vịnh Maya trên đảo Ko Phi Phi sẽ bị đóng cửa vô thời hạn để phục hồi các hư hại do có quá nhiều khách du lịch.

Trước đó, vịnh này đã bị đóng cửa từ tháng 6 - 30/9. Tuy nhiên, chính quyền Thái Lan cho rằng 4 tháng không đủ để phục hồi môi trường biển và có thể phải gia hạn ít nhất 1 năm nữa.

Vịnh Maya nổi tiếng ở Thái Lan từng đình đám trong bộ phim "The Beach" năm 2000 với sự góp mặt của nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio, trở thành một trong những bãi biển hút khách bậc nhất tại quốc gia này. Ước tính mỗi ngày có khoảng 5000 lượt khách ghé thăm nơi này bằng thuyền khiến Maya đang rơi vào tình trạng quá tải.

Thời điểm năm 2000, mỗi năm vịnh đón khoảng 10 triệu du khách, số lượng này đã tăng lên 35 triệu vào năm 2017, một con số khá lớn so với diện tích của nó, hậu quả là ảnh hưởng không nhỏ đến thiên nhiên.

Vịnh Maya - một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch nhất của Thái Lan bị đóng cửa vô thời hạn. Ảnh: Internet. 

Tuy nhiên, lượng khách kéo đền ồ ạt đã đe dọa môi trường sống của san hô. Một cuộc khảo sát gần đây của các nhà sinh học biển cho biết, không ít rạn san hô đã biến mất, bên cạnh đó các sinh vật biển cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ rác thải của du khách, rùa biển chết vì ăn nhầm bao nilon...

Ông Thanya Netithammakum, đại diện văn phòng Công viên Quốc gia, chia sẻ: “Nếu hỏi tôi rằng có phải đã quá muộn để cứu hòn đảo này hay không? Câu trả lời là không. Nhưng nếu hôm nay chúng tôi không làm gì thì nó sẽ quá muộn””.

Ông Jean-Luc Solandt, chuyên gia của Khu bảo tồn biển từng đưa ra những thiệt hại mà du khách gây nên với hệ sinh thái tại đây.

“Du khách không hề biết những thiệt hại to lớn họ có thể gây ra khi chạm vào san hô. Đóng cửa nơi này tạm thời chỉ có thể giảm mức độ nhất định. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đóng cửa vĩnh viễn bởi ảnh hưởng tới doanh thu từ du lịch. Hiện tại, khoảng 77% san hô tại Thái Lan đang bị tàn phá. Con số này tăng khoảng 30% so với 10 năm trước”, ông Thon Thamrongnawasawat, chuyên gia đến từ trường Đại học Kasetsart Bangkok, cho biết.

Việc đóng cửa vịnh khiến người dân địa phương lao đao, thiệt hại doanh thu du lịch không nhỏ, tuy nhiên đây là điều bắt buộc phải làm nếu muốn "cứu sống" và tiếp tục kiếm tiền từ nó. Trước đó, Boracay ở Philippines cũng đóng cửa trong 6 tháng, kể từ ngày 26/4 không tiếp du khách sau khi môi trường bị ảnh hưởng nặng nề do du lịch phát triển.

Khác với Vịnh Maya không có các khu nghỉ dưỡng hay dân cư, Boracay là nơi cư trú của hơn 17.000 người, nhiều gia đình trong số đó tham gia vào ngành du lịch.

Năm ngoái, Malaysia đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại đảo Bali do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Thái Lan đóng cửa vô thời hạn vịnh Maya vì ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.