Thứ năm, 25/04/2024 12:54 (GMT+7)

Philippines thiệt hại nặng nề sau khi siêu bão Mangkhut đổ bộ

MTĐT -  Thứ bảy, 15/09/2018 17:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau khi đổ bộ vào Philippines, siêu bão Mangkhut đã gây mưa lớn, gió lốc và lở đất, làm 2 người chết, nhiều mạng lưới điện và một sân bay bị hư hại.

Dẫn nguồn tin từ News.co.au, VTCNew đưa tin, cảnh sát thành phố Baguio cho biết đã phát hiện thi thể của 2 phụ nữ tại một sườn đồi bị sạt lở do mưa lớn.

Giao thông ở nhiều khu vực cũng đã bị chia cắt và một số sân bay phải đóng cửa. Những cơn gió lớn kèm mưa rào đã thổi bay những tấm lợp thiếc, hất tung nhiều mảnh vỡ từ cửa kính của các tòa nhà cao tầng. 

Theo ước tính, hơn 5 triệu người dân đang bị ảnh hưởng trong các khu vực cơn bão đi qua. Giới chức Philippines mới đây cũng đã điều động 2 máy bay vận tải C-130 và 10 trực thăng chở đồ viện trợ và đưa lực lượng cứu hộ tiếp cận các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Theo CNN, cơn bão Mangkhut được coi là cơn bão mạnh nhất năm 2018 cho đến thời điểm này, với sức gió giật lên đến 325 km/h trước khi nó chính thức đổ bộ vào tỉnh Cagayan, phía Bắc đảo Luzon vào 1h40 sáng 15/9 (giờ địa phương).

Khi tâm bão đi qua khu vực đất liền, sức gió vẫn là 270 km/h, vẫn mạnh hơn cả cơn bão Florence đang hoành hành tại bang Bắc Carolina, Mỹ cùng thời điểm.

Siêu bão Mangkhut gây mưa to và ngập lụt tại Philipines. Ảnh: AP.

Sau khi tâm bão đi qua Philippines, nó đã suy yếu đi đôi chút và không còn là một siêu bão nữa, tuy nhiên, sức gió vẫn rất kinh khủng và tương đương với mức 4 trên thang đo bão gồm 5 cấp.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã mô tả Mangkhut là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất thế giới kể từ đầu năm nay.

So với các năm trước, chính quyền Manila cho biết họ chuẩn bị các phương án ứng phó tốt hơn với cảnh báo bão đã được ban hành ở hàng chục tỉnh.

Hội Chữ thập đỏ Philippines lưu ý người dân về tình trạng nước lũ dâng cao cũng như gió mạnh. Nhà chức trách cũng kêu gọi người dân ở yên trong nhà khi cơn bão đến gần.

Hiện cơn bão đang di chuyển theo hướng Tây và tiến vào Biển Đông, hướng đến Hong Kong.

Ảnh: AEP.

Theo VOV, tính đến 13h chiều 15/9 giờ địa phương, cơn bão còn cách Hongkong khoảng 730 km về phía Đông Nam và đang di chuyển với tốc độ 30km/h. Nhà chức trách Hongkong dự kiến sẽ đưa ra cảnh báo gió mạnh cấp độ 3 trong ngày thứ 7, đồng thời cảnh báo người dân tránh trú vào nơi an toàn. Khi tiến vào bờ biển Hongkong, sức gió của bão có thể duy trì ở mức 212 km/h, đạt cấp 4 trong thang cảnh báo bão của Mỹ. Dự báo đây sẽ là một trong những cơn bão mạnh nhất có ảnh hưởng đến Hồng Công trong hơn sáu thập kỷ qua.

Hơn 50.000 ngư dân và gần 11.000 tàu đánh cá Trung Quốc đã được gọi trở lại các cảng của tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam nước này trước khi siêu bão Mangkhut đổ bộ vào nước này. Chính quyền tỉnh Phúc Kiến cũng cho biết, 1.600 công trình xây dựng và 128 điểm du lịch đã bị đóng cửa vào sáng 15/9.

Nhiều công trình bị hư hỏng nặng do bão. Ảnh: AP.

Theo Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc, siêu bão Mangkhut dự kiến sẽ đổ bổ vào tỉnh Quảng Đông vào chiều hoặc tối ngày 16/9, sau đó di chuyển về phía Tây Bắc với vận tốc 28 km/giờ.

Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã cử các trực thăng và tàu đưa vào bờ hơn 3.000 công nhân làm việc ngoài khơi và ra lệnh cho 6.200 tàu thuyền thực hiện các biện pháp phòng ngừa bão.

Ông Cheng Cho-ming thuộc Cơ quan Khí tượng Hongkong cho biết: “Bão Mangkhut dự báo sẽ gây ra mưa lớn và gió mạnh, có khả năng gây ra ngập úng ở các vùng đất thấp. Mưa lớn sẽ khiến nhiều khu vực bị ngập úng nghiêm trọng”.

Theo ông Chuck Watson, chuyên gia phân tích thảm họa thuộc Công ty nghiên cứu Enki Research có trụ sở tại Mỹ, trên đường đi của mình, bão Mangkhut có thể gây thiệt hại 120 tỷ USD, trong đó Philippines ước tính khoảng 20 tỷ USD, tương đơng 6% GDP của nước này và Trung Quốc là gần 100 tỷ USD.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Philippines thiệt hại nặng nề sau khi siêu bão Mangkhut đổ bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới