Thứ sáu, 29/03/2024 22:45 (GMT+7)

Người Nhật đối xử với rác như thế nào?

MTĐT -  Thứ năm, 30/08/2018 15:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với hơn 45 triệu tấn rác thải mỗi năm, Nhật Bản phát triển thành công hệ thống xử lý rác và trở thành một trong những quốc gia sạch nhất thế giới.

Nhưng bên cạnh đó thì chính ý thức đã làm nên một nước Nhật xinh đẹp trong con mắt bạn bè quốc tế. Vậy người dân Nhật Bản đối mặt với rác thải như thế nào?

Thu gom và phân loại rác

Trên đường phố Nhật Bản, hệ thống thùng rác được đặt liền nhau. Người dân không chỉ thực hiện phân loại và làm sạch rác theo chỉ dẫn, mà còn phải đảm bảo đổ rác đúng ngày và để rác đúng màu túi.

Việc phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp, mỗi TP, thị trấn, quận đều có một hệ thống khác nhau. Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, những loại rác có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương, trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin được đựng ở túi màu trắng.

Tại thị trấn Kamikatsu, rác còn được phân thành 45 loại. Ảnh: YouTube/Seeker Stories.

Đốt rác

Theo Waste Atlas, trung bình mỗi năm, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác, xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn rác như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp đốt.

Nhật Bản sử dụng phương pháp đốt rác bằng tầng sôi. Rác thải sau khi phân loại cẩn thận sẽ được treo bên trên lớp đệm tro nóng sủi bọt để những luồng khí nóng thổi qua, giúp truyền nhiệt nhanh và thúc đẩy các phản ứng hóa học diễn ra.

Tái chế

20,8% tổng lượng rác thải hàng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.

Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng nhiệt có nhiều lợi ích hơn so với các hình thức đốt rác khác như chi phí rẻ, chiếm ít diện tích, sản sinh ít nitơ oxit (NO) và lưu huỳnh dioxit (SO2), đồng thời cho phép sản xuất điện từ nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đốt. Công nghệ này giúp Nhật Bản xử lý tới 69% tổng lượng rác thải mỗi năm và được phổ biến rộng rãi với các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo.

Tinh thần chủ động từ nhỏ

Học sinh Nhật Bản không có từ tưởng học sinh đến trường chỉ để học. Học sinh Nhật phải tự dọn lớp học thay công việc của những lao công. c treo cạnh bàn học ở lớp để làm vệ sinh hàng ngày.

Từ bậc tiểu học ở Nhật Bản, các ngôi trường đã giáo dục việc giữ gìn vệ sinh không gian chung cho các em nhỏ. Đến đại học, 12 năm liền học sinh được đào tạo, hướng dẫn tự giữ gìn vệ sinh trường học. Tính tự giác và nhận thức của học sinh Nhật Bản cao đến mức hầu hết trường đại học không cần thuê người giám hộ. Vào thời gian nghỉ trưa, tất cả học sinh, sinh viên tham gia dọn dẹp sân trường với niềm phấn khởi như kỹ năng lao động.

Học sinh đến trường không chỉ để học. Ảnh: FinancialTribune.

Toàn cộng đồng tham gia hoạt động tình nguyện để nhặt rác

Người dân Nhật Bản tổ chức hoạt động tình nguyện vì môi trường thường xuyên như một cách thể hiện ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của tất cả mọi người. Các nhóm địa phương trong cùng khu sinh sống, trường học, công ty không chỉ làm sạch không gian của nơi đó mà cả các khu vực lân cận.

Những hình ảnh mà CĐV Nhật Bản nhặt rác trên khán đài World Cup 2018 vừa qua đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt là dù đội nhà để thua Bỉ trong vòng 1/8, nhưng họ đã không quên làm sạch môi trường. Những hình ảnh CĐV Nhật Bản vừa khóc vừa dọn rác trên khán đài khiến cộng đồng mạng “ngả mũ” thán phục.

CĐV Nhật Bản vừa khóc, vừa nhặt rác tại World Cup 2018. 

Người Nhật không có ý niệm “chỉ làm sạch chỗ của mình” mà sẵn sàng cùng mọi người giữ vệ sinh môi trường. Chính việc cả cộng đồng đều nhận thức được việc lao động vì môi trường xung quanh nên họ có tiếng nói chung khi luôn muốn giữ cho đường phố, cảnh quan đô thị sạch đẹp.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Người Nhật đối xử với rác như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới