Thứ sáu, 19/04/2024 07:50 (GMT+7)

Đề phòng cận thị cho trẻ

MTĐT -  Thứ ba, 27/11/2012 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều phụ huynh thắc mắc không hiểu tại sao gia đình không ai bị cận thị nhưng con cái họ lại bị cận. Vậy trẻ bị cận thị do di truyền hay thói quen học tập, giải trí (xem tivi, chơi game) chưa hợp lý. Cách nào để giúp bé tránh xa cặp kính cận.

Quan sát biểu hiện của con gái, chị Thu Trang (34 tuổi, Q. Thủ Đức, TPHCM) phát hiện gần đây bé Bo thường ngồi sát tivi mỗi khi xem phim hoạt hình hay cúi mắt thật gần trang sách khi đọc sách. Chị đoán bé bị cận thị và đưa bé đi kiểm tra mắt thì kết quả là bé bị cận 1,25 độ. Khi được bác sĩ chỉ ra một số nguyên nhân dễ gây cận thị ở trẻ, chị Trang giật mình vì từ trước đến nay chưa bao giờ chịu chú ý đề phòng cận thị và bảo vệ đôi mắt cho con.

Vì sao trẻ dễ bị cận thị

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị, loại trừ nguyên nhân do di truyền, di tật bẩm sinh hay đục thủy tinh thể ở những trẻ bị bệnh đái tháo đường thì những nguyên nhân còn lại chủ yếu là do chế độ sinh hoạt không phù hợp và không đúng cách như: đọc sách báo trong điều kiện ánh sáng không tốt; khoảng cách giữa mắt và sách báo quá gần; sử dụng máy tính hoặc xem tivi hiều giờ liên tục; trẻ thiếu ngủ, sử dụng các loại thuốc như corticosteroids, thuốc kháng histamin và một số thuốc kháng sinh, sulfonamides quá liều…

Biểu hiện của bệnh cận thị rất dễ nhận biết, nếu thấy trẻ có các biểu hiện như khi nhìn xa không tốt, phải nheo mắt khi đọc chữ, hay bị mỏi mắt… thì phụ huynh nên đưa bé đi khám. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh dễ bỏ qua những dấu hiệu cơ bản này, đến khi phát hiện thì trẻ đã bị cận thị nặng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của trẻ.

Dù cận thị không nguy hiểm gì đến tính mạng nhưng rất khó phục hồi, nhất là không những không giảm đi mà còn ngày càng nặng hơn theo thời gian nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập, sinh hoạt của trẻ vì trẻ phải luôn mang theo mắt kính. Ngoài ra, còn tiềm ẩn nguy cơ bong võng mạc, thoái hoá có thể gây mù lòa và nhược thị nếu đeo mắt kính không đúng độ....

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Những thói quen cần điều chỉnh

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 7-15 tuổi bị cận thị ngày càng tăng cao. Ở độ tuổi này, trẻ thường không biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp nên rất dễ mắc tật cận thị. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải quan tâm đến trẻ để có thể điều chỉnh thói quen phù hợp, giúp đề phòng cận thị. Cụ thể là:

- Phải đảm bảo đủ ánh sáng cho góc học tập của trẻ. Để tránh trường hợp ánh sáng phân tán, phụ huynh nên mua cho bé đèn bàn để trẻ có đủ ánh sáng cần thiết. Khi trẻ đọc sách hay xem tivi, cũng cần hướng dẫn trẻ đến những nơi có đủ ánh sáng.

- Phụ huynh phải hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, nhất là giữ khoảng cách giữa mắt và sách vở ở khoảng 30 - 40cm để đề phòng cận thị. Giúp trẻ ngồi đúng tư thế bằng cách chuẩn bị loại bàn ghế học tập phù hợp với độ tuổi của bé. Không để trẻ nằm nghiêng đầu khi đọc hoặc viết.

- Trẻ em thường rất thích chơi game trên máy vi tính, xem phim hoạt hình trong thời gian rỗi nên phụ huynh phải chú ý điều chỉnh thời gian sử dụng máy vi tính, tivi của con cho phù hợp. Thay vì để trẻ dồn mọi thời gian trống cho tivi, máy vi tính, phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động khác để mắt được thư giãn. Thông thường, nên dạy trẻ cứ sau một giờ xem tivi thì phải nghỉ ngơi từ 5-10 phút để mắt được nghỉ ngơi. Lưu ý là giữ trẻ ngồi cách tivi từ 2,5-3m để tránh mỏi mắt.

- Cần bổ sung các thức ăn giàu lutein, zeaxanthin, vitamin A, kẽm, caroten, selen... vì những chất này có liên quan đến độ nhanh nhạy của thị lực, giúp giảm tỉ lệ mắc các bệnh khúc xạ nói chung, tật cận thị nói riêng. Những chất này có nhiều trong các loại cá, tôm, gạo lức, cà rốt, gan động vật, sữa, bí đỏ.

Những dưỡng chất trên có thể cung cấp qua đường ăn uống, nhưng nếu chỉ bổ sung qua nguồn thực phẩm mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của mắt cận thị. Vì vậy các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo các phụ huynh nên bổ sung các chế phẩm dạng uống chứa các thành phần bổ dưỡng này để đảm bảo đủ dưỡng chất cho mắt. Tiêu biểu như Cốm bổ mắt Kideye, chứa những thành phẩn bổ dưỡng đặc biệt tác dụng trên mắt như lutein, zeaxanthin, vitamin A, vitamin C, vitamin E, Zinc, Selen...

Thu Hiền/Dân trí

Bạn đang đọc bài viết Đề phòng cận thị cho trẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.