Thứ năm, 28/03/2024 21:27 (GMT+7)

Thẩm quyền hòa giải trong việc tranh chấp đất đai

MTĐT -  Thứ ba, 10/07/2018 10:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổ hòa giải thôn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hộ gia đình tôi và hộ gia đình anh trai tranh chấp quyền sử dụng thửa đất 65 m2. Sau gần một năm tranh chấp, hai bên không thỏa thuận được nên đã thống nhất nhờ Tổ hòa giải thôn giải quyết. Tuy nhiên, ông Hòa – Tổ trưởng Tổ hòa giải của thôn đã từ chối giải quyết với lý do: Tổ hòa giải không có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai; đồng thời hướng dẫn các bên nộp đơn hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã. Việc từ chối của ông Hòa có đúng không?

Luật sư :

Theo Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

  1. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  3. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  4. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”.

Đồng thời tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.

“1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:

.....

b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất”.

Do vậy trong trường hợp của bạn, tranh chấp giữa bạn và anh trai là tranh chấp quyền sử dụng đất, việc từ chối của ông Hòa- Tổ trưởng Tổ hòa giải của thôn là sai với quy định của pháp luật.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn
Giám đốc Hãng Luật TGS LawFirm
Địa chỉ: Số 9 Ngách 6A - Ngõ 6 - Phạm Văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số di động: 0918 368 772
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Thẩm quyền hòa giải trong việc tranh chấp đất đai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.