Thứ sáu, 26/04/2024 12:24 (GMT+7)

Nhà ở đô thị xây dựng không phép có bị buộc phải tháo?

MTĐT -  Thứ hai, 12/11/2018 16:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xin hỏi việc tôi xây nhà mà không xin giấy phép xây dựng có bị xử phạt hành chính hay không và mức xử phạt là bao nhiêu?

Hỏi: Tôi có mảnh đất ở phường Cầu Dền, Hà Nội. Năm 2017 vừa qua tôi có xây dựng và làm nhà hai tầng trên mảnh đất đó, đến ngày 12/11/2017 thì hoàn tất thủ tục xây dựng. Xin hỏi việc tôi xây nhà mà không xin giấy phép xây dựng có bị xử phạt hành chính hay không và mức xử phạt là bao nhiêu? (Võ Văn Quế ,Hà Nội)

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

          Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp và căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 12, Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 107 và Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 thì trường hợp của bạn thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Nhưng bạn không đáp ứng các điều kiện trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ ở khu vực đô thị, tức không có giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng. Do đó, hành vi này thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Luật Xây dựng năm 2014.

          Về mức xử phạt hành chính đối với trường hợp này được quy định tại Khoản 4 Điều 14, Điểm b Khoản 5 Điều 15 của Nghị định số: 139/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định vể xử phạt vi phạm quy định về trật tự xây dựng, cụ thể như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

  1. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

………………

  1. b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.”

          Do đó, vi phạm đối với trường hợp của bạn có mức xử phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, theo quy định tại Điểm d Khoản 11 của Điều 15 Nghị định 139 này thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, bạn còn bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm. Tuy nhiên, căn cứ vào Khoản 2 Điều 79 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định về Điều khoản chuyển tiếp thì trường hợp của bạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 13 của Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì không buộc phải tháo dỡ, cụ thể như sau:

+/ Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

+/ Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận;

+/ Không có tranh chấp;

+/ Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp. Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ;

+/ Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Vì vậy, sau khi bạn thực hiện đầy đủ việc nộp phạt hành chính và nộp số lợi bất hợp pháp theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt thì được làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng và cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng cho bạn mà bạn không buộc phải thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật Gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
Hotline: 0961.272.396
Email:[email protected]; [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Nhà ở đô thị xây dựng không phép có bị buộc phải tháo?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.